Những 'thủ phạm' khiến bạn thao thức suốt đêm, rã rời cả ngày: Hãy cẩn thận đề phòng với số 1

Tắm nước nóng trước khi đi ngủ

Một số người đã quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, nhưng thói quen này có thể không tốt cho chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ảnh minh họa.

Điều này chủ yếu là do tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, trong khi cảm giác buồn ngủ thường kéo đến sớm hơn nếu có sự giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn luôn giữ thói quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, nó sẽ rất khó khăn để bạn đi vào giấc ngủ hơn.

Giải pháp: Đẩy sớm thời gian tắm của bạn. Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tắm nước nóng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

Bật sáng đèn khi ngủ

Chuyên gia về giấc ngủ Olivia Arezzolo dẫn kết quả nghiên cứu nói rằng, những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn không chỉ là việc vuốt điện thoại và máy tính bảng mà còn là ánh sáng đèn nếu bạn cứ bật đèn như vậy rồi đi ngủ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy ánh sáng trong phòng ngủ (bao gồm đèn bàn và đèn trên cao) đã ức chế hormone melatonin gây mê trong 90 phút, dẫn đến thời gian ngủ ngắn hơn và giấc ngủ cũng sẽ ngắn hơn.

Giải pháp: Nếu bạn thực sự không thể tránh được việc ngủ dưới những ánh đèn này hoặc không quen với việc tắt đèn, bạn có thể đeo kính đen khi ngủ, hoặc sử dụng những loại bóng đèn có ánh sáng nhẹ hơn.

Làm việc quá muộn trước khi đi ngủ

Nhiều nhân viên văn phòng thường mang công việc về nhà để cố gắng hoàn thành nốt trước khi ngủ. Có thể bạn chưa để ý thêm rằng, làm việc muộn vào ban đêm không chỉ có hại cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà còn phá hỏng nghiêm trọng giấc ngủ của bạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn làm việc trước khi ngủ có thể đưa bộ não vào trạng thái khiến cho sóng não alpha hoạt động mạnh, kéo dài thời gian tĩnh lặng cần thiết để đi vào giấc ngủ sâu.

Giải pháp: Đừng tiếp tục làm việc sau khi tắm, bạn có thể thực hiện một số hoạt động giúp thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, trò chuyện với người thân hoặc nghe nhạc nhẹ.

Stress

Kết quả của một nghiên cứu từ Học viện Y học giấc ngủ Mỹ cho thấy căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Nhóm các nhà khoa học chắc chắn rằng cách mà một bệnh nhân đối phó với một tình huống là rất quan trọng. Tốt nhất chúng ta nên loại bỏ stress, và có những suy nghĩ tích cực.

Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mãn tính.

Mãn kinh

Được biết, phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn. Nghiên cứu mới tại Đại học bang Pennsylvania cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Các phàn nàn phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể.

Trong số 3.302 người tham gia, hơn một phần ba bị mất ngủ. Họ thường thức dậy vào ban đêm.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp