Tăng cường nhận thức nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Quang cảnh hội thảo.

Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và sinh viên tham dự.

Báo cáo đề dẫn hội thảo do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Khắc Hiếu, Chủ nhiệm đề tài trình bày tại hội thảo nêu rõ: Hội thảo hôm nay nằm trong khuôn khổ của đề tài khoa học cấp nhà nước mang mã số ĐTĐL.XH-12/22 do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì.

Hội thảo nhằm làm sáng tỏ các lý thuyết, các mô hình truyền thông hiện đại và ứng dụng trong xác định mô hình truyền thông tăng cường nhận thức cho công chúng; phương pháp luận và phương pháp tiếp cận mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về những cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ; xác định khung lý thuyết và xây dựng bộ công cụ đánh giá thực trạng truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long; những kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về truyền thông và sử dụng mô hình các loại hình truyền thông để tăng cường nhận thức cho công chúng.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận một cách toàn diện, sâu sắc, cụ thể về những vấn đề lý luận và thực tiễn vừa cơ bản vừa cấp thiết của việc nghiên cứu mô hình truyền thông tăng cường nhận thức của công chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với các cơ hội được mang lại từ việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về biến đổi khí hậu. Đồng thời, xác định rõ mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ.

Hội thảo đã tiếp cận các mô hình truyền thông cá nhân, mô hình truyền thông nhóm, mô hình truyền thông đại chúng riêng biệt hướng đến số hóa, đa nền tảng hóa và phối hợp các phương thức truyền thông cá nhân, nhóm hiện đang sử dụng rộng rãi nhưng hoạt động kém hiệu quả để đổi mới và nâng cao hiệu quả tác động của chúng.