Bảng xếp hạng quân đội các nước trên thế giới

Bài viết mới được báo điện tử GlobalFirepower công bố của Tòa soạn báo “Tài liệu quân sự” và được đăng tải trên báo này cùng một số báo chuyên ngành quân sự khác của Nga ngày 30/1/2021.

(GlobalFirepower ) vừa mới công bố bảng xếp hạng thường niên các quốc gia trên thế giới tính theo tiêu chí sức mạnh quân sự. Kết quả có thể đoán trước được phần nào:

Mỹ, Nga, Trung Quốc và cứ thế lần lượt theo chiều đi xuống. Nhưng liệu bảng đánh giá này có phản ánh được điều quan trọng nhất- ai sẽ là người thắng trong một cuộc chiến tranh không?

Chỉ xin các vị độc giả không nên “quan trọng hóa” một cách thái quá bảng xếp hạng này: chính cổng thông tin GlobalFirepower, - tổ chức hàng năm công bố bảng xếp hạng sức mạnh chiến đấu của các quốc gia trên thế giới nói trên cũng đã phải công khai tuyên bố rằng: "các tài liệu được trình bày trên trang web này chỉ có giá trị lịch sử và giá trị giải trí".

Đó là trích dẫn từ tuyên bố từ chối chịu trách nhiệm được cập nhật cách đây rất không lâu,vừa mới ngày 22/1qua.

Trong bản tuyên bố này cũng còn cho biết thêm: "Mặc dù các nội dung (thông tin) của GlobalFirepower.com được cho là chính xác tại thời điểm công bố trên Internet, nhưng GlobalFirepower.com không chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính đúng đắn, mức độ đầy đủ, độ tin cậy hoặc tính cập nhật của thông tin".

Nội dung của trang web được cung cấp là "như nó vốn có và không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào”.

Nhưng một khi người ta đã mời gọi chúng ta thư giãn, thì tại sao chúng ta lại không giải trí bằng cách so sánh sức mạnh quân sự của các nước.

Đặc biệt là trong bối cảnh, khi mà, lấy ví dụ, ở Uvraine, nơi mà hiện các phương tiện thông tin đại chúng địa phương đã khiến mọi người sắp nổ tung bằng những nghi lễ mừng chiến thắng nhân dịp Các Lực lượng Vũ trang Ucraine đã lọt vào "top 25" những quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới (trong bảng xếp hạng).

Còn ở đất nước Pakistan với một quân đội chưa từng bao giờ đánh bại được bất kỳ ai, và quan trọng hơn cả, đã thua cả ba cuộc chiến tranh với nước láng giềng đáng ghét Ấn Độ, tiếng trống ăn mừng cũng đang vang rền:

Các Lực lượng vũ trang Pakistan đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Firepower Index 2021 các quân đội mạnh nhất thế giới! Còn Tashkent (Uzbekistan) cũng vui ứa lệ vì:

“Uzbekistan đã bỏ xa Kazakhstan trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự”! Kazakhstan đành bậm môi đáp lại: và thực sự như vậy thật! - "Cộng hòa Kazakhstan nằm ở vị trí thứ 62 trong bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang của Global Firepower 2021".

Nhưng chúng ta hãy tạm để người Châu Á sang một bên đã! Cổng thông tin trẻ và đầy nhiệt huyết WARCATS.RU vừa mới làm cả cộng đồng thế giới phải khiếp sợ (vì): “Estonia và Latvia đang tăng cường sức mạnh quân sự của mình”.

Và còn tăng cường một cách rất ấn tượng nữa! Hóa ra là: "Latvia đã “nhảy” từ vị trí thứ 102 trong bảng xếp hạng lên vị trí thứ 97, còn Estonia đã tăng tới 10 bậc - từ thứ 119 lên thứ 109".

Đã đến lúc Bộ trưởng Shoigu phải vò đầu bứt tai rồi: Latvia thậm chí cuối cùng còn lọt vào top 100 cường quốc mạnh nhất hành tinh!

Còn Lithuania thì có làm chúng ta hơi thất vọng một chút: mặc dù nó vẫn sở hữu “các lực lượng vũ trang mạnh nhất trong bộ ba Baltic, nhưng đã có bước lùi- từ vị trí thứ 83 xuống thứ 85 trong bảng xếp hạng”.

Nhìn chung,các chàng trai làm việc trong Global Firepower trong suốt 12 năm tồn tại của tổ chức này đã gây dựng được một vị trí tốt trong chương trình nghị sự thông tin.

Và bất kể họ có giấu những gì đằng sau những cụm từ kiểu như "thông tin có thể tiếp cận được trên trang web của chúng tôi có mức độ chính xác (sử dụng thuật ngữ “Accurate”- nguyên văn- ND), như trong các nguồn tin gốc", thì họ cũng cạnh tranh cướp cơm (bánh mỳ) của một tổ chức chuyên gia có uy tín thực sự trong lĩnh vực này- Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute- SIPRI).

Vâng, và bản thân bảng xếp hạng Global Firepower này được lập một cách khá máy móc.

Nó được xây dựng dựa trên các số liệu so sánh các quân đội theo 55 yếu tố (tiêu chí) khác nhau, trong số đó có không chỉ có quân số hiện có và nguồn lực dự bị động viên, số lượng xe tăng, máy bay, tàu chiến, v.v., mà còn cả mức cung cấp kinh phí cho quốc phòng (ngân sách quân sự), tình trạng cơ sở hạ tầng trong nước, số lượng các cảng, mức sản xuất dầu, v.v. và nhiều những thứ (tiêu chí) khác.

Điều gì ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu

Mọi thứ (các tiêu chí vừa liệt kê) đều rất rõ ràng và logic – quả tất cả chúng đều thực sự có ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, chính tính máy móc cơ học này cũng là nhược điểm chính của xếp hạng (và nói chung, bảng xếp hạng nào cũng có nhược điểm).

Nó không tính đến những yếu tố cấu thành quan trọng của khả năng phòng thủ như tình hình quốc tế (ai dám tấn công một nước Iceland gần như không có vũ khí khi nước này là thành viên NATO?), Tình hình chính trị nội bộ (cụ thể, lấy ví dụ, Azerbaijan đã “hoàn lại” thất bại 25 năm trước cho Armenia, khi mà khi đó Armenia đã tận dụng được sự yếu kém và không chuyên nghiệp của chính quyền đối phương (Azerbaijan) ?).

Hay trạng thái tâm lý- (tinh thần của quân đội và nhân dân Donbass Ucraine). Cộng thêm nữa- hiện nay, các lực lượng đặc biệt (đặc nhiệm) và đang đóng một vai trò rất vai trò, và đã thực sự bắt đầu quyết định số phận của các cuộc chiến tranh – vậy so sánh chúng (các lực lượng đặc biệt) theo cách nào?

Và, tất nhiên, không thể không tính tới một yếu tố rất quan trọng, như lịch sử của những chiến thắng quân sự - và nói chung, là cả lịch sử dân tộc.

Cho dù những bà cô bà bá trong ban lãnh đạo Bundeswehr (Bộ Quốc phòng Đức) có nóng tính đe dọa là sẽ nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ sức mạnh hết sức cứng rắn nhiều lần đến đâu đi nữa- sẽ không một người lính Đức nào cầm vũ khí đến đánh nhau với người Nga trong một trăm năm tới. Và thậm chí là cả trong hai trăm năm tới.

Hoặc hãy lấy Quân đội Mỹ làm dẫn chứng. Về mặt danh nghĩa, là quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng trên thực tế- trong toàn bộ lịch sử tồn tại của mình chưa hề thắng được một quân đội thực sự mạnh nào.

Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng trước quân Nhật vào năm 1945,- tức là thắng những người đã bị bào mòn hết sức lực trong suốt bốn năm, cho đến khi Quân đội Liên Xô đến và chỉ trong một tuần đã nghiền nát cả một đội quân hàng triệu người (đội quân Quan Đông).

Và, vâng, (Mỹ) đã chiến thắng cả những người dân quân Grenada, nhưng với cái giá là tổn thất sinh mạng của “quân ta” còn nhiều hơn tổn thất của quân địch, vâng, cũng đã đánh bại Iraq với một quân đội mà không chỉ binh lính, mà ngay cả các tướng lĩnh của quân đội ấy cũng thích bị quân Mỹ bắt làm tù binh hơn là được cho về nhà. Và vâng, làm thế nào để so sánh họ (Mỹ), lấy ví dụ, với người Nga?

Có thể so sánh qua hai cuộc chiến ở Afghanistan chăng? Hay – mặt khác, đem so sánh (Mỹ) với người Trung Quốc, - tức những người nói chung có một đội quân chưa hề được một lần thử lửa trong các trận đánh thực sự kể từ sau cuộc tấn công (thất bại) nhục nhã vào Việt Nam năm 1979 đến nay?

À vâng, nhân tiện, đang nói về Việt Nam. Việt Nam đứng ở đâu trong bảng xếp hạng của chúng ta nhỉ? Ồ, ở tận vị trí thứ 24. Vậy bây giờ chúng ta cùng hãy thử hỏi người Mỹ - những nhà vô địch của bảng xếp hạng này xem họ nghĩ sao?

Vì vậy, không phải tự nhiên mà (kênh truyền hình Nga) Tsarygrad lại đưa ra được bảng xếp hạng các quốc gia đáng tin hơn căn cứ vào các tiêu chí sức mạnh quân sự- chính trị và sức mạnh quân sự- tâm lý (tinh thần) các quốc gia.

Vâng, đúng, Tsarygrad cũng có sử dụng - chính xác hơn là so sánh và tính đến kết quả của những tổ chức phân tích có uy tín khác, cũng như thu thập ý kiến các chuyên gia.

Chỉ có điều trong năm nay, các chàng trai của Global Firepoweri đưa ra bảng xếp hạng của mình hơi sớm - thường thì họ công bố nó vào đầu tháng Ba hàng năm, trong khi bây giờ mới là tháng Giêng. Nhưng chúng ta sẽ không vội vàng.

Đến thời điểm thích hợp, chúng ta sẽ tính đến những kết quả của họ, cho dù tại một loạt các diễn đàn quân sự Phương Tây, các chuyên gia đã kêu gọi chúng ta không nên quá tin tưởng vào họ (Global Firepower).

Và chúng ta cũng không tin. Vậy thì nào, chúng ta hãy giải trí.

Vậy ai đứng sau ai?

Một tuyên bố từ chối trách nhiệm khác cũng từ những chuyên gia lập bảng xếp hạng của Global Firepower như sau:

“. ... sử dụng hơn 50 yếu tố riêng lẻ ... từ sức mạnh quân sự và tài chính đến khả năng logistics và vị trí địa lý ... một công thức độc quyền duy nhất ... cho phép các quốc gia nhỏ, nhưng có công nghệ phát triển hơn cạnh tranh với những nước khác tuy lớn hơn nhưng kém phát triển hơn ...các công thức tính đặc biệt dưới dạng cộng thêm và trừ đi ...”

Nói ngắn gọn, bảng xếp hạng khá duy ý chí, mặc dù các điểm của nó được quy chuẩn. Kết quả là (giá trị của điểm xếp hạng) càng thấp thì sức mạnh quân sự càng lớn, lý tưởng nhất là điểm số bằng (con số) không (0).

Mỹ ở vị trí đầu tiên – (điểm) 0,0718.

Dân số: 332.639.102. (Số thanh niên) đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 121.479.800. Tổng quân số (Các Lực lượng Vũ trang): 2.245.500. (riêng) Quân nhân: 1.400.000. Lực lượng dự bị động viên: 845.500 người.

Ngân sách quân sự: $ 740.500.000.000

Máy bay: 13. 233. Xe tăng: 6.100. các tổ hợp phóng tên lửa: 1.365. Tàu chiến: 490.

Nga đứng thứ hai – (điểm) 0,0791

Dân số: 141.722.205. (Số thanh niên) đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 46.527.400. Tổng quân số: 3.569.000. Quân nhân: 1.014.000. Lực lượng dự bị động viên: 2.000.000.

Ngân sách quân sự: $ 42.129.000.000.

Máy bay: 4.144. Xe tăng: 13.000, bệ phóng tên lửa: 3.860. Tàu chiến: 603.

Trung Quốc ở vị trí thứ ba - 0,0854

Dân số: 1.394.015.977. Số thanh niên đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 617.270.275. Tổng quân số: 33.559.000. Quân nhân: 2.185.000. Lực lượng dự bị động viên: 510.000 (con số này có thể có vấn đề?-ND).

Ngân sách quân sự: $ 178.200.000.000

Máy bay: 3.260. Xe tăng: 3.205. Bệ phóng tên lửa: 2.250. Tàu chiến: 777.

Có nghĩa là (chúng ta tạm dừng một chút) – chính bản thân những con số về dân số, số lượng vũ khí trang bị không nói lên được điều gì cụ thể về sức mạnh quân sự của một cường quốc nào đó. Ngân sách quân sự cũng không tỷ lệ thuận với sức mạnh quân sự.

Ngoài ra, cũng phải bổ sung một chi tiết là Global Firepower chỉ tính đến vũ khí (quy ước) thông thường, chưa tính đến sức mạnh (vũ khí) hạt nhân.

Và với sức mạnh vũ khí hạt nhân, nếu so sánh một cách hình ảnh và trực quan sinh động về ưu thế của Nga và Mỹ so với tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác còn lại thì nó sẽ tương tự như khung cảnh hai tòa nhà 16 tầng mọc lên giữa một ngôi làng toàn nhà nghỉ nhỏ mùa hè một tầng ở ngoại ô vậy.

Và (Global Firepower) cứ tiếp tục như thế, như cái cách người Mỹ và Anh thường nói, no proof (không bằng chứng)

Những con số nói lên điều gì?Vâng, không nói lên điều gì cả ...

Ấn Độ - 0,1207

Nhật Bản – 0,1599

Hàn Quốc - 0,1612

Pháp - 0,1681

Vương quốc Anh - 0,1997

Brazil - 0,2026

Pakistan - 0,2073

Thổ Nhĩ Kỳ - 0,2109

Iran - 0,2511

Đức - 0,2519

Ả Rập Xê Út - 0,3231

Israel - 0,3464

Bắc Triều Tiên - 0,4673

Belarus - 0,8371

Azerbaijan - 1,0472

Syria – 1,0506

Armenia - 2,4216

Bhutan - 23,2577

Có nghĩa là, quốc gia Bhutan- gần như là không có gì cả. Chính xác hơn – chỉ có 7.000 binh sĩ, 2 máy bay, 0 xe tăng và tên lửa, 0 tàu. Nhưng vẫn không ai tấn công! Tại sao vậy?

Và chính đây mới là câu hỏi chủ yếu không chỉ cho các số liệu đã được toán học hóa một cách tương đối và nói chung- một bảng xếp hạng rất dễ thương này.

Bời vì suy cho cùng thì tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh quân sự hay không (có) sức mạnh quân sự là khả năng áp đặt ý chí của mình cho một quốc gia khác.

Và nếu như các vị dù đứng ở vị trí đầu bảng (trong bảng xếp hạng) và đã nhảy nhót trong một thời gian rất dài quanh một quốc gia Bắc Triều Tiên chỉ đứng vị trí thứ 28, nhưng sau đó lại không dám đụng đến quốc gia này cho dù chỉ vì mục đích cứu thể diện, thì các vị là nhà vô địch kiểu gì vậy?

Hay là các vị đang tập hợp cả một liên minh để tấn công Iran, nhưng tất cả mọi người trong cái liên minh đó đều sợ phải đánh nhau với Iran – thì có phải điều đó có nghĩa là vị trí thứ 14 của nước này lại mạnh hơn tất cả các vị cộng lại chăng? Và, cứ với logic tương tự như vậy....

Và nói cho thật ngắn gọn, bảng xếp hạng là bảng xếp hạng, còn sức mạnh- là sức mạnh. Và trong sức mạnh đó- không chỉ có mình vũ khí và tiềm lực tài chính.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)