Bất ngờ nguyên nhân khiến 'Cổng địa ngục' cháy suốt nửa thế kỷ

" Cổng địa ngục" là một hố khí gas ở Turkmenistan cháy không ngừng suốt nửa thế kỷ, từ những năm 1970.

Được biết đến với cái tên chính thức là "Ánh sáng của Karakum", hố khí gas này nằm ở sa mạc Karakum, cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan khoảng 260 km. Nó có chiều rộng hơn 70 m và sâu hơn 21 m.

Dù nó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, việc khí metan cháy liên tục đã gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cư dân địa phương và động vật hoang dã.

Tổng thống Turkmenistan đã ra lệnh tìm cách đóng "Cổng địa ngục" từ tháng đầu năm, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp.

Hố khí gas Darvaza được tạo ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi các nhà địa chất Liên Xô đến Turkmenistan để tìm dầu mỏ.

Tuy nhiên, họ không may khoan vào một hố khí tự nhiên khổng lồ, khiến một miệng hố khổng lồ xuất hiện trên sa mạc Karakum.

Việc đốt cháy khí dư thừa nhằm loại bỏ nó đã gặp vấn đề và dẫn đến việc "Cổng địa ngục" cháy suốt nửa thế kỷ qua.

Dù trở thành điểm thu hút khách du lịch, việc du lịch đến Turkmenistan không dễ dàng.

Tổng thống Turkmenistan mong muốn dập tắt ngọn lửa này do lo ngại về sức khỏe con người và động vật hoang dã, cũng như ảnh hưởng đến quá trình khai thác khí đốt và nguồn thu nhập của Turkmenistan.

Tổng thống Berdymukhamedov đã ra lệnh cho các chuyên gia tìm cách dập tắt "Cổng địa ngục" và mong muốn hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, chính phủ Turkmenistan vẫn chưa có kế hoạch cụ thể và việc dập tắt hố khí gas ở Darvaza vẫn đang là một thách thức.

Xem thêm video: Kỳ lạ tảng đá treo lơ lửng trên vách núi thách thức trọng lực.

Thiên Trang (TH)