Chủ tịch Quốc hội: Phú Yên cần ưu tiên nhà đầu tư có chuỗi cung ứng

Chiều nay (2-3), Chủ tịch Quốc hội ương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Quốc hội và Chính phủ đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Phú Yên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Quốc hội và Chính phủ làm việc tại Phú Yên

Tại buổi làm việc, bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ú Yên, đã báo cáo một số nét nổi bật về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2023 của tỉnh.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GRDP) tăng 9,16%,vượt 1,16% kế hoạch đề ra, đứng vị trí thứ 10 so với cả nước và xếp thứ 3/14 tỉnh, thành khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Đây là sự nỗ lực lớn của các cấp, ngành trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19. Chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ giảm gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuộc làm việc của đoàn công tác diễn ra tại Tỉnh ủy Phú Yên

Về hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND tỉnh tiếp tục được đổi mới, dân chủ, có chính kiến rõ ràng, tính phản biện cao. Trong năm đã tổ chức 7 cuộc giám sát chuyên đề và trên 20 cuộc khảo sát thực tế để nắm tình hình, phục vụ việc theo dõi, giám sát sự điều hành của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Sau giám sát, chất vấn, nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế đã được các cấp, ngành khắc phục, được cử tri đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra khu vực kè chống xói lở Xóm Rớ

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Yên cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều mặt hạn chế. Trong đó, quy mô nền kinh tế của tỉnh khá nhỏ so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Khả năng cạnh tranh của du lịch Phú Yên thấp so với các tỉnh trong khu vực; thiếu các sản phẩm, dịch vụ du lịch để giữ chân du khách lưu lại dài ngày.

Chưa thu hút được dự án quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Tiến độ triển khai các dự án ngoài ngân sách còn chậm. Thu ngân sách còn nhiều khó khăn. Trong năm 2023, thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt 4.197 tỉ đồng, bằng 53% dự toán của tỉnh, trong đó nguồn thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 18% dự toán. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và nhiều vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Tình trạng khai thác tài nguyên trái phép còn xảy ra, chưa xử lý dứt điểm. Quản lý đất đai có mặt còn hạn chế, chậm đề xuất xử lý đối với các dự án vi phạm.

Tại buổi làm việc, tỉnh Phú Yên đã kiến nghị đến Phó thủ tướng ần Hồng Hà và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều vấn đề. Trong đó có việc quan tâm đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để triển khai nâng cấp, mở rộng các đoạn còn lại của tuyến Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên. Dự kiến sơ bộ tổng kinh phí đầu tư các đoạn còn lại khoảng 2.200 tỉ đồng.

Đoàn công tác kiểm tra khu vực phía Đông Sân bay Tuy Hòa

Đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào danh mục dự án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của Trung ương để triển khai thực hiện.

Bổ sung danh mục các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại các khu vực sạt lở nguy hiểm theo Kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Trung ương giai đoạn 2026-2030 để có cơ sở và nguồn lực tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đã cho biết rất vui mừng trước sự đổi thay của Phú Yên sau 35 năm tái lập tỉnh. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo Phú Yên cần tập trung rà soát quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển hạ tầng cho sản xuất, phát triển đô thị gắn với kinh tế đô thị. Phấn đấu xây dựng TP Tuy Hòa trở thành đô thị loại 1, là đô thị biển với hệ thống công viên cây xanh, có rừng trong trung tâm thành phố và từng bước phát triển trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực Trung bộ.

Phú Yên cầntiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn, khai thác và phát huy tối đã các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh theo đúng phương châm phát triển: 1 mũi nhọn - 2 hành lang - 3 trụ cột - 4 nền tảng - 5 nhiệm vụ trọng tâm.Tập trung phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất như: dịch vụ cảng biển, Cảng biển Bãi Gốc, Khu công nghiệp Hòa Tâm, Kho LNG… Thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn những nhà đầu tư có dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ưu tiên những nhà đầu tư kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, liên kết các nhà đầu tư thứ cấp trong nước và có tỷ lệ nội địa hóa cao. Quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Đối với các kiến nghị của tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và giao Văn phòng Quốc hội tổng hợp gửi các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa nhằm phát triển kinh tế, xã hội của Phú Yên. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền, Quốc hội, UBTVQH sẽ khẩn trương xem xét, quyết định

Trước đó, chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã có chuyến thị sát việc thi công kè chắn sóng biển Xóm Rớ, bên ngoài khu vực Sân bay Tuy Hòa.

Kiểm tra việc thi công kè chống xói lở do sóng biển Xóm Rớ, phía Đông Sân bay Tuy Hòa

Với chiều dài gần 1 km, vốn đầu tư 150 tỉ đồng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8 năm nay với mục tiêu bảo vệ an toàn cho hạ tầng đường Hùng Vương và khu vực phía Đông sân bay Tuy Hòa trước tình trạng sóng biển xâm thực.

Hồng Ánh