Con đường để người đàn ông bị bại não, làm nghề sửa xe thành tỷ phú nổi tiếng

Vào năm ngoái, khi trao giải "Nhân vật của năm 2022", toàn bộ khán giả có mặt trong sự kiện đều cảm thấy xúc động khi nhân vật chính xuất hiện.

Đó là một người đàn ông tên Lu Hong, bước đi khập khiễng với nụ cười đặc trưng không bình thường như bao người khác. Tuy nhiên, những gì Lu Hong đã làm được cho đến ngày hôm nay lại chính là điều phi thường, không phải ai cũng làm được.

Lu Hong là tấm gương tuyệt vời cho nghị lực phi thường.

Những năm tháng khốn khổ

Người đàn ông 45 tuổi này sinh ra ở Tô Châu, Trung Quốc. Mới một tuổi, Lu Hong không may mắc bệnh nặng rồi bị bại não từ đó. Những năm tháng học cấp 1, cấp 2 là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người đàn ông. Mỗi khi đến giờ học thể dục, trong lúc các bạn được xuống sân chạy nhảy vui đùa thì Lu Hong ngồi một mình lặng lẽ ở trong lớp.

Anh nhớ lại: "Các bạn trong lớp bắt chước dáng đi khập khiễng của tôi, do đó giáo viên thể dục không muốn tôi xuống sân. Lúc đó tôi chỉ muốn trốn vào một góc tối để không ai có thể nhìn thấy nữa".

Sau khi tốt nghiệp trung học, Lu Hong đi tìm việc làm nhưng anh đã bị từ chối bởi lời nói đầy phũ phàng: "Người đàn ông ấy nói với mẹ tôi rằng, 'hãy nhìn con trai bà xem, chẳng thể làm được trò trống gì nên hồn. Tôi nuôi con chó còn có ích hơn'".

Lu Hong từng bước gây dựng sự nghiệp.

Lúc đó, trời nóng như thiêu như đốt nhưng trong lòng Lu Hong lại lạnh như băng. Khi Lu nộp đơn vào một nhà máy khác, người bảo vệ ném đồng xu vào cốc của anh, vì nghĩ ứng viên này là một người ăn xin. Trong cơn tuyệt vọng, Lu Hong chỉ có thể đến nhà máy của chú mình để học nghề thủ công. Anh phải đạp xe đi học nghề trên quãng đường 50km cả đi cả về. Trên đường đi, người đàn ông không biết vấp ngã bao nhiêu lần.

Do đôi tay không được linh hoạt nên Lu Hồng thường xuyên bị va đập, chảy máu nhưng ông vẫn cắn răng kiên trì chịu đựng. Dần dần, tay nghề của người đàn ông ngày càng tốt hơn. Sau khi cha qua đời vì bệnh hiểm nghèo, số tiền tiết kiệm của gia đình cũng đã cạn kiệt, Lu Hong quyết định đi theo con đường kinh doanh: "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình".

Con đường khởi nghiệp

Năm 2002, Lu Hong bắt đầu khởi nghiệp bằng việc mở một quầy hàng sửa chữa xe đạp trên phố, rồi mở thêm cả sạp báo, cho thuê đĩa phim cho đến cửa hàng lắp ráp máy tính. Anh dần tích lũy được một số của cải. Trong thời gian này, anh gặp được người bạn đời của mình. Cô gái đã bị thu hút bởi sự chân chất, hiền lành và chăm chỉ của người đàn ông.

Sau khi kết hôn, Lu Hồng càng có nhiều động lực để phát triển hơn trong cuộc sống. Năm 2012, Lu Hong mua một studio ảnh. Lúc đầu, 9 trong số 10 người khách đến cửa hiệu đều quay lưng bỏ đi vì nhìn thấy một người bị bại não chụp ảnh cho họ, Để giữ chân khách hàng, Lu Hong hứa sẽ chụp miễn phí nếu họ cảm thấy không hài lòng. Ngoài ra, anh còn học thêm kỹ năng sửa chữa ảnh một cách điêu luyện và thuần thục.

Người đàn ông dần tạo ra các sản phẩm chất lượng.

Với kỹ năng và sự nghiêm túc của mình, Lu Hong đã gây ấn tượng với khách hàng và công việc kinh doanh của studio ngày càng tốt hơn. Nhiều khách hàng hỏi Lu Hong: "Tại sao chỗ anh không có bán album ảnh kèm theo?".

Điều này đã giúp người đàn ông nảy ra ý tưởng kinh doanh mới. Anh và vợ đã tự làm album ảnh thay vì mua chúng với số lượng lớn. Anh ấy đã dồn phần lớn tiền tiết kiệm để thực hiện dự định táo bạo và có phần mạo hiểm này.

Quả ngọt xứng đáng

Không lâu sau, khi biết trên thế giới tồn tại một sàn thương mại điện tử tên là Alibaba, ngay lập tức Lu chớp cơ hội kinh doanh. Anh mở cửa hàng đầu tiên trên Taobao, bán được hàng trăm sản phẩm album ảnh mỗi ngày.

Năm 2017, Lu thành lập Yuanyue – công ty chuyên sản xuất các đồ dùng văn phòng phẩm. Kể từ đó, công ty đã phát triển từ một xưởng nhỏ chỉ có vài nhân viên thành nhà máy rộng 1.000 mét vuông với 50 nhân viên, trong đó, số người khuyết tật chiếm tới một nửa.

Hiện, sản phẩm của công ty đã có mặt ở thị trường Anh, Pháp, Mỹ và nhiều nước khác, đem về doanh thu hơn 1,5 triệu USD (35,2 tỷ đồng) mỗi năm. Lu cho biết, trong mắt anh, nhân viên khuyết tật là những "đứa con đáng quý". "Họ rất khó kiếm việc nên khi có việc rồi, họ sẽ cống hiến 120/100 để chứng minh mình. Họ có thể khiếm khuyết một điểm nào đó, nhưng ở khía cạnh khác, họ không tệ", ông chủ nhìn nhận về người đồng cảnh ngộ.

Thành quả ngày hôm nay của ông Lu là hoàn toàn xứng đáng.

Những nhân viên khuyết tật của Yuanyue, từ chỗ không có kỹ năng, giờ đây đã vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình, tất cả là nhờ sự giúp đỡ của Lu. Vào năm 2020, Covid-19 bùng phát khiến công ty không có bất kỳ nguồn thu nhập nào nhưng ông vẫn cố gắng tìm cách trả đủ lương cho nhân viên. Để cứu công ty và cả bản thân mình, Lu nỗ lực cho ra những sản phẩm mới.

"Ông trời không chỉ cho tôi kiếm tiền cho bản thân mà còn đóng góp cho xã hội", anh tự hào nói.

Ngày nay, sản phẩm của vị doanh nhân này ngày càng nhận được sự ủng hộ đông đảo từ người tiêu dùng. Họ không chỉ cảm phục nghị lực phi thường, lòng tốt bụng của ông mà còn bởi những sản phẩm rất chất lượng, được làm ra từ chính cái tâm thiện lương của ông chủ.

Ngọc Linh