Thách thức 'khó nhằn' đối với nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone

Người dân di chuyển trên đường phố tại Rome, Italy. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực này đã bị cản trở bởi con số thâm hụt ngân sách đáng thất vọng vào năm 2023, chiếm 7,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trước đó, Chính phủ của Thủ tướng Meloni đã dự kiến mức thâm hụt ngân sách 5,3% GDP trong năm 2023, thấp hơn so với mức thâm hụt năm 2022 là 8,6% GDP.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính , Giancarlo Giorgetti, dự báo “tài chính công sẽ bắt tay vào con đường bền vững hợp lý từ năm 2024”.

Cùng ngày, ISTAT cũng công bố dữ liệu lạm phát, cho thấy giá cả trong tháng 2/2024 đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,1% so với tháng trước.

Các mặt hàng góp phần làm mức tăng hàng tháng bao gồm các sản phẩm thuốc lá và dịch vụ liên quan đến vận tải và truyền thông.

Tỷ lệ lạm phát lõi, không bao gồm chi phí năng lượng ròng và thực phẩm tươi sống, cho thấy mức tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 2,7% trong tháng 1.

Chỉ số giá tiêu dùng hài hòa, là con số được điều chỉnh dùng để so sánh lạm phát trên toàn khu vực đồng euro (Eurozone), cho thấy mức tăng hàng năm là 0,9% và mức tăng hàng tháng là 0,1%.

Dương Hoa (P/v TTXVN tại Rome)