Mỹ giữ ICBM phóng từ hầm phóng: Nguyên nhân, các hậu quả

Tại sao Mỹ vẫn duy trì các ICBM phóng từ hầm phóng?

Hiện tại, Mỹ sắp kết thúc dự án thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới B-21, - đây có thể sẽ là kiểu máy bay được bảo vệ tốt nhất và tiên tiến nhất trong số những máy bay cùng loại.

Để thay thế các SSBN lớp “Ohio”, dự án thiết kế các SSBN lớp “Columbia” mới cũng đang được ráo riết triển khai.

Mẫu máy bay ném bom B-21 và SSBN lớp “Columbia”

Đồng thời, Mỹ cũng không có ý định từ bỏ các ICBM bố trí trong các hầm phóng. Để thay thế ICBM “Minuteman-III”, Tập đoàn Northrop Grumman đang thiết kế ICBM GBSD (Ground Based Strategic Deterrent).

Hình ảnh ICBM GBSD triển vọng từ trang web của Tập đoàn Northrop Grumman

Với thành tố không quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ, mọi thứ đều đã hết sức rõ ràng - đây là thành tố có khả năng sử dụng rất linh hoạt, vì có thể sử dụng để tiến hành cả những đòn tấn công bằng vũ khí thông thường hiệu quả.

Với thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Mỹ, cũng rất dễ hiểu – cả trong hiện tại và trong tương lai gần, thành tố này là thành tố có độ bền tác chiến cao nhất (khả năng sống sót cao nhất) trước một cuộc tấn công tước vũ khí bất ngờ của đối phương.

Vậy tại sao Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ vẫn cần ICBM phóng từ hầm phóng, nếu tính rằng, như đã nói trên, đây lại là thành tố dễ bị tổn thương nhất trong thành phần của lực lượng kiềm chế hạt nhân?

Các nguyên nhân và các hậu quả

Nếu sử dụng làm vũ khí thực hiện chức năng đòn tấn công đầu tiên- tức đòn tấn công tước vũ khí / đòn tấn công đánh dập đầu (tiêu diệt các cơ quan chỉ huy đầu não của đối phương-ND), thì trên thực tế, tên lửa “Minuteman” là kiểu tên lửa vô dụng.

Vị trí của chúng đã được biết trước, chúng được bố trí ở những vị trí cách xa lãnh thổ của Liên Xô / Nga, và vì thế nên thời gian bay đến mục tiêu của chúng sẽ vào khoảng 30 phút.

Trong khoảng thời gian này, chúng gần như chắc chắn sẽ bị phát hiện bởi các tuyến bố trí trên vũ trụ và trên mặt đất của Hệ thống Cảnh báo đòn tấn công tên lửa Nga, sau đó (Nga) sẽ thực hiện đòn tấn công đáp trả- trả đũa (xin mở ngoặc- trong trường hợp đánh trả đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân có 2 thuật ngữ thường được sử dụng – (1) “đòn tấn công đáp trả” – có nghĩa là phóng tên lửa vào lãnh thổ đối phương khi tên lửa của đối phương còn chưa bay tới mục tiêu;

(2) “đòn tấn công trả đũa” – khi các tên lửa của đối phương đã đánh trúng các mục tiêu (bản chất hai thuật ngữ này đã được đề cập trong những bài báo trước- ND).

Để tiến hành một đòn tấn công tước vũ khí / đánh tiêu diệt cơ quan đầu não đối phương, các SSBN thích hợp hơn nhiều vì chúng có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách tối thiểu và phóng tên lửa đạn đạo theo quỹ đạo có đường bay đến mục tiêu ngắn nhất với thời gian bay chỉ khoảng 10 phút.

Nếu sử dụng làm một vũ khí răn đe (kiềm chế), thì thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ hiện cũng không có đối thủ cạnh tranh. Nhiều khả năng hơn cả tình trạng này sẽ vẫn duy trì trong tương lai gần.

Do rất khó xác định được vị trí của các SSBN và chúng được một lực lượng tàu hải quân hùng hậu bảo vệ nên nước Mỹ, ngay cả trong trường hợp bị quốc gia nào đó tấn công hạt nhân trước, vẫn có thể “bình tĩnh” đưa ra quyết định có cân nhắc sau khi đã chọn những mục tiêu tối ưu để tiến hành đòn tấn công trả đũa.

Nói cách khác, thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ có khả năng cho phép Mỹ từ bỏ học thuyết tiến hành đòn tấn công đáp trả- trả đũa, mà chỉ để tiến hành các đòn tấn công trả đũa.

Một câu hỏi cũng được đặt ra, thế thì tại sao Mỹ lại không phát triển các tổ hợp tên lừa cơ động trên mặt đất và các tổ hợp tên lửa cơ động trên đường sắt?

Các khả năng trinh sát của chúng ta (Nga) thua kém rất đáng kể so với người Mỹ - cụm vệ tinh do thám có quy mô nhỏ hơn nhiều và kém hơn nhiều (so với của Mỹ), không có một đồng minh nào dọc biên giới Mỹ để có thể cho các máy bay trinh sát xuất kích bay sát biên giới cố gắng "soi" vào sâu hơn trong lãnh thổ Mỹ, và cũng không có những máy bay trinh sát kiểu như U-2 / TR-1, SR-71 hay máy bay không người lái (UAV) "Global Hawk" .

Lãnh thổ của Mỹ rất lớn, tổng chiều dài của mạng lưới đường sắt là 293.564 km, gần gấp ba lần (tổng chiều dài tuyến đường sắt) của Liên bang Nga (122.000 km). Tổng chiều dài đường ô tô của Mỹ là 6.733 nghìn km, so với 1.530 nghìn km của Liên bang Nga.

Mạng lưới đường sắt ở Hoa Kỳ phát triển hơn nhiều so với ở Liên bang Nga, nhưng Mỹ không có các tổ hợp ICBM cơ động trên đường sắt

Đôi khi có quan điểm cho rằng đơn giản là do Mỹ không thể thiết kế- chế tạo được các tổ hợp ICBM cơ động trên mặt đất và trên đường sắt.

Điều này mới nghe có vẻ thấm đẫm tinh thần yêu nước (Nga), nhưng hơi ngây ngô một chút nếu tính đến các khả năng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thiết kế các tên lửa nhiên liệu rắn và trình độ phát triển kỹ thuật - công nghệ nói chung của nước Mỹ.

Nhiều khả năng hơn cả, vấn đề nằm ở tính hiệu quả và những ưu tiên tập trung nguồn lực tài chính vào những hướng cần thiết nhất.

Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất - nếu như các nhiệm vụ chế tạo các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất và trên đường sắt có được đặt ra (và nếu như vậy, tức “Minuteman” đã được lên kế hoạch bố trí trên các toa tàu), thì mức độ ưu tiên cho hướng này cũng là cực kỳ thấp.

Vậy tại sao Mỹ lại không loại bỏ các ICBM phóng từ hầm phóng "dễ bị tổn thương" như đã nói.

Chỉ vì những vận động hành lang của Không quân Mỹ? Nhưng Không quân Mỹ có tới hơn một trăm máy bay ném bom, và có thể tăng số lượng chúng và thêm nữa, cũng có thể chế tạo một kiểu ICBM phóng từ trên không ?

Chắc chắn hơn cả, lý do chính là như sau:

Giữa ICBM phóng từ hầm phóng với tất cả các phương án bố trí các ICBM khác- trên các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất, trên các toa tàu cơ động trên đường sắt, trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trên các máy bay ném bom chiến lược và các máy bay vận tải (ICBM phóng từ trên không) có một điểm khác biệt rất cơ bản- đó là chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể hủy diệt các ICBM trong hầm phóng và không thể khác, trong khi tất cả những phương tiện mang vũ khí hạt nhân còn lại đều có thể bị tiêu diệt bằng vũ khí quy ước (thông thường).

Đúng, trong tương lai gần sẽ xuất hiện các tổ hợp vũ khí quy ước (thông thường) có thể tiêu diệt ICBM trong các hầm phóng kiên cố- như các hệ thống tấn công từ quỹ đạo hoặc phương tiện mang siêu thanh lắp đầu tác chiến chống boongke chẳng hạn, nhưng đó sẽ là một trang hoàn toàn khác trong lịch sử phát triển của các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược.

Trong hai đến ba thập kỷ tới, nếu những tổ hợp như vậy có xuất hiện, thì cũng chỉ với một số lượng rất hạn chế và xác xuất ICBM bị chúng phá hủy ngay trong các hầm phóng vẫn sẽ thấp hơn rất nhiều so với (xác suất bị phá hủy bằng) các đầu tác chiến hạt nhân.

Số lượng vũ khí thông thường hiện không được điều chỉnh bởi bất kỳ một hiệp ước nào. Trong tương lai gần, các tên lửa hành trình tàng hình tốc độ cận âm bay thấp có thể được triển khai với số lượng hàng chục nghìn đơn vị (tính), cũng như sẽ có hàng nghìn quả tên lửa siêu thanh.

Nhưng số lượng đầu tác chiến hạt nhân sẽ luôn bị giới hạn, nếu không phải theo các hiệp ước, thì cũng bởi vì chi phí triển khai và duy trì chúng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất lớn.

Xuất phát từ quan điểm tế trên, sự tồn tại của ICBM phóng từ hầm phóng trong thành phần của (bộ ba) Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ chỉ có thể được giải thích bởi một thực tế là tại bất kỳ thời điểm nào, CLLVT Hoa Kỳ cũng không thể tin tưởng chắc chắn 100% rằng kẻ thù sẽ không tìm ra cách theo dõi, phát hiện được và tiêu diệt tất cả các SSBN của Mỹ.

Thêm nữa, để làm điều đó, đối phương không nhất thiết phải sử dụng đến các đầu tác chiến hạt nhân chiến lược, mà chỉ cần các đầu tác chiến hạt nhân chiến thuật hay nói chung- vũ khí thông thường là đã quá đủ.

Tình hình cũng có thể phát triển theo một kịch bản như vậy với các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược cơ động trên mặt đất hoặc trên đường sắt – cho dù các mạng lưới đường bộ và đường sắt có phát triển đến đầu chăng nữa, cũng không thể đảm bảo tuyệt đối rằng bằng cách lắp đặt các thiết bị trinh sát đặc biệt dọc theo tuyến đường cơ động hoặc thậm chí trên chính các phương tiên mang và bằng cách sử dụng các mạng điệp báo hoặc bằng các phương pháp khác nên các tuyến cơ động chuyển quân của các tổ hợp cơ động trên mặt đất và trên đường sắt sẽ không bị lộ và vì thế, không thể bị tiêu diệt bầng các loại vũ khí quy ước tầm xa hoặc thậm chí chỉ bởi các phân đội trinh sát- biệt kích của đối phương.

Và như vậy, các ICBM phóng từ hầm phóng, cho dù (đối phương) đã biết trước chính xác tọa độ của chúng, vẫn sẽ là một trong những thành tố của lực lượng kiềm chế hạt nhân có độ bền tác chiến tốt nhất trước một cuộc tấn công tước khi giới bất ngờ của đối phương.

Và đây sẽ là một đảm bảo rằng ngay cả khi kẻ thù giành được lợi thế có thể tiêu diệt tất cả các SSBN, Mỹ vẫn không mất khả năng tự vệ.

Có thể, thậm chí cũng không cần phải tiêu diệt các SSBN. Nếu xác định được vị trí gần đúng của SSBN trong các khu vực chúng tuần tiều chiến đấu, có thể triển khai các phương tiện phòng thủ chống tên lửa cơ động sử dụng tên lửa đánh chặn để “bắn đuổi” tiêu diệt các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ SSBN ngay ở pha đầu, pha dễ bị “tổn thương” (dễ bị đánh chặn) nhất trong quỹ đạo bay của những tên lửa đạn đạo đó

Rất nhiều khả năng là vào thời điểm hiện tại, cơ cấu lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ đang là cân bằng nhất và hiệu quả nhất xét cả từ góc độ khả năng sử dụng linh hoạt trong tác chiến và xét từ góc độ độ bền tác chiến, so với tất cả các nước còn lại, kể cả Nga.

Khinghiêncứucơ cấucủaLực lượng Hạt nhân Chiến lược của Mỹ, khôngthểkhông đặtramộtcâuhỏilà liệutỷ lệ cácphươngtiệnmang đầutácchiếnhạtnhânvà chủngloạicủachúngtrong Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Ngahiệncó phảilà thựcsựtối ưu haykhôngvà chủ đnàychúngtasẽbàntớitrongbàibáosau.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)