Quân đội Na Uy đẩy mạnh liên kết với NATO

Điển hình cho việc mở rộng hợp tác quân sự với NATO chính là việc Na Uy cho phép máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer của Mỹ tới đóng quân trên đất của mình.

Chuyên gia quân sự Na Uy, Trung tá Einar Ødegård trên tờ báo Fosna-Folket đã nói về kế hoạch của nước này cho một cuộc đối đầu quân sự tiềm tàng với Nga.

Tác giả đã nhấn mạnh sự nhầm lẫn nhất định của học thuyết quốc gia Oslo trong việc phòng thủ chống lại nước láng giềng phía Đông, lưu ý rằng vào thời điểm này, mục tiêu chính của quân đội của vương quốc phía Bắc là ngăn chặn một cuộc chiến như vậy.

Không có biên giới trên bộ với các nước NATO khác, không có vũ khí hạt nhân và không có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, "Na Uy không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai".

Nhưng kể từ năm 2018, nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang quốc gia Scandinavia này đã trở thành "đảm bảo khả năng răn đe đáng tin cậy trong khuôn khổ phòng thủ tập thể của NATO".

Vị chuyên gia chỉ ra thực tế rằng cơ quan tình báo Na Uy đã gọi Bắc Đại Tây Dương là khu vực rủi ro chứ không phải khu vực giáp biên giới với Nga, nhưng thực tế không có gì mâu thuẫn ở đây cả.

"Mỹ thành lập NATO để chống lại Liên Xô ở Châu Âu. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nước Nga mới, giao thông xuyên Đại Tây Dương phải không bị gián đoạn".

"Lực lượng Hải quân Nga từ bán đảo Kola có thể ngăn chặn điều này, vì vậy máy bay và tàu chiến Na Uy sẽ phải đến để giải cứu và ngăn chặn quân Nga”.

“Tham gia ngăn chặn dựa trên sự tự vệ tập thể của các quốc gia NATO trong thời bình và thời chiến có nghĩa là toàn bộ Na Uy với các cảng và sân bay là tuyến phòng thủ", vị chuyên gia nhận định.

Trước tình hình trên, Na Uy cần phải cung cấp vũ khí phù hợp để Bộ chỉ huy chung của NATO sử dụng, họ vốn không thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ của mình nếu thiếu sự triển khai lực lượng từ các quốc gia thành viên Liên minh.

Khi các sư đoàn không quân, tàu ngầm và tàu khu trục nhỏ của Na Uy sẵn sàng hoạt động, chúng sẽ có thể chịu sự chỉ huy của NATO trong cả thời bình và thời chiến.

Vai trò của tất cả những nước thành viên của liên minh về cơ bản bị giảm sút trong việc cung cấp vũ khí cần thiết cho sự nghiệp chung.

Cần nhắc lại rằng hoạt động của NATO tại Na Uy đang khiến Oslo nằm trong tầm ngắm của Nga, nhà phân tích quân sự nhận thấy ở đây có mối liên hệ trực tiếp với việc mua máy bay chiến đấu F-35 đắt đỏ cho không quân nước này.

Đồng thời vị sĩ quan đưa ra một kết luận rõ ràng: Na Uy đang chuẩn bị chiến đấu cho NATO chứ không phải cho chính mình.

Tác giả cũng nhắc nhở rằng trong số những điều khác, nên dự kiến sự gia tăng hoạt động quân sự của quân đội nước ngoài trên khắp đất nước, như đã được viết trong kế hoạch của các nhà chức trách, nhưng cần được diễn giải chính xác, nếu không sẽ nảy sinh sự mơ hồ không cần thiết.

Bạch Dương