Samsung phát triển màn hình co giãn cho các thiết bị chăm sóc sức khỏe có thể đeo được

Được công bố trên tạp chí "Science Advances", đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới cho thấy khả năng tồn tại của một thiết bị có công nghệ màn hình co giãn. Màn hình co giãn được phát triển bởi đơn vị nghiên cứu & phát triển sản phẩm (R & D) nội bộ của gã khổng lồ công nghệ, Viện Công nghệ Tiên tiến Samsung, sau khi tích hợp thành công màn hình với cảm biến quang học vào một thiết bị duy nhất.

Nhà nghiên cứu chính Yun Young-jun cho biết: “Điểm mạnh của công nghệ này là nó cho phép bạn đo dữ liệu sinh trắc học của mình trong thời gian dài hơn mà không cần phải tháo thiết bị ra khi bạn ngủ hoặc tập thể dục, vì miếng dán tạo cảm giác tương thích như một phần da của bạn”.

Nhờ vào “tính đàn hồi”, miếng dán tạo co giãn như một phần trên da và cho phép con người đo dữ liệu sinh trắc học trong thời gian dài hơn mà không cần phải tháo thiết bị ra khi họ ngủ hoặc tập thể dục. Ảnh: TheKoreaTimes

Yun giải thích công nghệ này cũng được áp dụng cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe lưu động phù hợp cho mọi đối tượng như người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, cũng như những bệnh nhân mắc một số bệnh đặc biệt khác.
Nhóm nghiên cứu đã có thể sửa đổi thành phần và cấu trúc của "chất đàn hồi" do một hợp chất polyme có tính đàn hồi tuyệt vời, đồng thời sử dụng quy trình sản xuất chất bán dẫn để tích hợp nó vào chất nền của màn hình OLED trở nên dễ co giãn và cảm biến lưu lượng máu quang học. Nhóm nghiên cứu xác nhận rằng cảm biến và màn hình tiếp tục hoạt động bình thường và không có biểu hiện suy giảm hiệu suất khi kích thước tăng lên đến 30% so với dạng tĩnh.

Thiết bị điện tử trên da kết hợp cảm biến y sinh

Trước đó tại cuộc họp thường niên năm 2018 của Hiệp hội vì sự tiến bộ của Khoa học Hoa Kỳ (AAAS) diễn ra ở Austin, Texas, giáo sư Takao Someya từ Đại học Tokyo đã tiết lộ điều mà ông tin rằng tương lai của việc theo dõi sức khỏe của xã hội loài người đang già đi là một hướng đi hoàn toàn phù hợp và cần quan tâm thích đáng.

Khả năng đàn hồi của thiết bị đã được kiểm nghiệm, tuy nhiên vấn đề “thở” của da vẫn chưa tìm ra giải pháp thích hợp. Ảnh: eenewseurope.com

Cảm biến và màn hình hiển thị trên da được phát triển riêng biệt và Someya thừa nhận rằng khả năng thoáng khí của “lớp da” màn hình hầu như chưa được cải thiện (hiện tại chất liệu được dùng bằng phim liên tục). Một cách đơn giản hơn là thiết kế các lỗ xuyên qua đế cao su, ông gợi ý trong một cuộc trao đổi email với eNews Europe .

Trong bài nói chuyện của mình, Someya đã đề cập sự già hóa toàn cầu và sự thiếu hụt lao động lành nghề trong lĩnh vực y tế và điều dưỡng, đã làm chi phí y tế có thể tăng vọt. Theo Moody's, 13 quốc gia sẽ có dân số siêu già vào năm 2020 và 34 quốc gia vào năm 2030. Nhật Bản đã bước vào xã hội siêu già, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên là 27,3% vào năm 2017 và sẽ vượt 30% vào năm 2025.

Theo đó, Ông cho rằng hệ thống điện tử màn hình da cảm ứng vừa mới được phát minh là một cách để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người già hoặc người ốm yếu mà việc sử dụng các thiết bị và giao diện hiện có có thể gặp khó khăn.

Màn hình vừa vặn với mu bàn tay, trình chiếu trực tiếp điện tâm đồ được ghi lại bởi các cảm biến da thoáng khí. Ảnh: eenewseurope.com

Một thiết bị dễ dàng mang bên người có thể giảm tải cho hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với xã hội già hóa trong tương lai thông qua việc theo dõi 24/24 tình trạng sức khỏe, phương pháp không xâm lấn và ai cũng tự chăm sóc tại nhà.

Mặc dù các nhà nghiên cứu sẽ cần nhiều thời gian để tối ưu hóa cấu trúc, đồng thời mang lại độ tin cậy của thiết bị này, Dai Nippon Printing đang tìm cách nhanh chóng ra mắt sản phẩm nghiên cứu ra thị trường trong vòng ba năm tới.

Nhà nghiên cứu hy vọng màn hình hiển thị trên da này không chỉ được ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe hiện có mà có thể lan rộng thành các ứng dụng khác trong ngành công nghiệp, thời trang cũng như huấn luyện thể thao./.