Thấy gì từ đề xuất của Nga chuyển khí đốt qua Ukraine?

Ukraine gạt đề xuất của Nga về gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt

Ngày 25/7, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Naftogaz Yuriy Vitrenko cho hay Kiev không chấp nhận đề xuất của Tổng giám đốc Tập đoàn Gazprom Alexei Miller về việc gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sau năm 2024.

Bởi theo Giám đốc Điều hành Tập đoàn Naftogaz, ngoài việc vận chuyển khí đốt, đề xuất của Gazprom trong thỏa thuận mới bao gồm cả một số điều kiện buộc Ukraine phải mua khí đốt của Nga với chi phí rất lớn, Kyiv Post tường thuật.

Thậm chí, theo tiết lộ của người đứng đầu Tập đoàn Naftogaz, thì trong đề xuất của phía Gazprom, khoản tiền Ukraine mua khí đốt của Nga còn nhiều hơn cả khoản phí trung chuyển khí đốt mà Nga phải thanh toán cho Ukraine.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn khí hóa lỏng Ukraine Sergei Makogon cho biết, Kiev sẽ chuẩn bị hợp đồng mới trung chuyển mới với khối lượng từ 45 tỷ m3 khí đến 50 tỷ m3 khí /năm, thời hạn 15 năm. Vì vậy, Kiev gạt đề xuất của Gazprom.

Ukraine muốn mở bao nhiêu van cũng được, nếu chấp nhận đề xuất của Nga

Về phía Nga, đại diện Tập đoàn Gazprom cho rằng vấn đề kéo dài thời gian trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sau năm 2024 là hoàn toàn mang tính thương mại. Moscow sẵn sàng gia hạn hợp đồng, tùy theo nhu cầu sử dụng khí đốt ở Châu Âu.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp khí đốt Nga cũng nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu được đáp ứng với các phương tiện sẵn có thì hoàn toàn không có trở ngại gì liên quan đến việc bơm khí Nga qua mạng lưới trung chuyển của Ukraine

Tuy nhiên, có thêm một vấn đề phát sinh trong quá trình thương lượng là Kiev đưa ra vấn đề công suất bổ sung không được đảm bảo, nhằm nâng khối lượng khí đốt được Nga bơm qua Ukraine ngay trước khi thỏa thuận được gia hạn.

Kiev liên tục đưa yếu tố này ra để mặc cả với hy vọng Gazprom sẽ phải xuống thang, qua đó tăng cường bơm khí đốt qua Ukraine, nâng công suất khí trung chuyển. Điều này sẽ mang lại cho chính quyền Ukraine thêm một khoản ngân sách nữa.

Xin nhắc lại, theo nội dung Hợp đồng trung chuyển khí đốt mà Nga ký với Ukraine hồi năm 2019, Gazprom đảm bảo bơm 65 tỷ mét khối khí đốt trong năm đầu và 40 tỷ m3 trong 4 năm tiếp theo.

Trong trường hợp vấn đề công suất bổ sung không được đảm bảo mà Ukraine đang đưa ra để thương lượng được Gazprom đồng ý thì lượng khí đốt trung chuyển của 4 năm tiếp theo trong hợp đồng trung chuyển ký năm 2019, sẽ lớn hơn 40 tỷ m3.

Gazprom luôn tuyên bố họ không có ý định sửa đổi hợp đồng trung chuyển khí đốt đã ký với Ukraine vào năm 2019. Điều đó khiến vấn đề công suất bổ sung không được đảm bảo mà Kiev cài vào sẽ không thể được xem xét.

Để Kiev khỏi ngõm ngọ, phía Gazprom giải thích thêm rằng công suất bổ sung không đảm bảo phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của hạ tầng Ukraine trong việc bơm khối lượng khí đốt bổ sung, mà điều này thì chưa thể đánh giá nên từ chối thương lượng.

Không bơm công suất bổ sung không đảm bảo, trong khi Gazprom lại mua hết toàn bộ 15 triệu m3 dự trữ bổ sung hàng tháng, khiến dòng khí đốt Nga chạy ngang qua Ukraine sẽ có lúc bị gián đoạn vì "lỗi kỹ thuật" từ việc bơm khí của Nga.

Thất vọng vì không kiếm được thêm tiền trong việc cài cắm mà khoản thu phí trung chuyển còn có thể bị giảm, Kiev cho rằng Moscow đang "tống tiền Châu Âu", bởi thực chất là Nga đang cố gắng chứng minh sự cần thiết của Nord Stream-2.

Thấy gì từ đề xuất của Nga về gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine?

Có thể thấy, việc sửa đổi và gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine có hai khúc mắc, đó là việc Nga đề xuất Ukraine tiêu thụ một lượng khí đốt Nga và đề xuất của Ukraine tăng công suất bơm khí qua đường ống hiện còn đang trống.

Điều gì khiến Gazprom đề xuất đưa vào hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine điều khoản Ukraine tiêu thụ một lượng khí đốt của Nga, mà lại không thương lượng để có riêng một đồng mua bán khí đốt giữa Nga và Ukraine?

Nord Stream-2 có thể được Kiev....bảo đảm vận hành trơn tru

Giới phân tích cho rằng phía Nga muốn phải có điều khoản mang tính triệt buộc đối với Ukraine trong trung chuyển khí đốt. Điều này xuất phát từ việc Kiev luôn gây khó dễ trong việc trung chuyển khí đốt Nga khi xảy ra xung đột chính trị với Moscow.

Hiện nay quan hệ giữa Moscow và Kiev vẫn căng thẳng nên không loại trừ khả năng Kiev vẫn lặp lại việc làm khó dễ Nga, trong đó có vấn đề tăng phí trung chuyển như trước đây đã từng, khiến giá thành khí đốt Nga tăng cao, gây thiệt hại cho Nga.

Nếu trong hợp đồng trung chuyển có nội dung mua bán khí đốt giữa Nga và Ukraine thì khi Kiev tìm cách tăng phí trung chuyển, Moscow sẽ kiềm chế bằng cách tăng giá bán khí đốt. Chỉ có cách này thì trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine mới an toàn.

Không những vậy, khi Mỹ và Đức ký thỏa thuận về Dự án Nord Stream-2 đã khiến Ukraine thất vọng, do đó hoàn toàn có khả năng Washington-Brussels hạn chế công suất của Nord Stream,-2 để chiều lòng Kiev. Điều đó sẽ gây thiệt hại thêm cho Nga.

Song khi trong hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine có điều khoản mua bán khí đốt giữa Nga và Ukraine, những thiệt hại vì Nord Stream-2 bị hạn chế công suất sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ bán khí đốt cho Ukraine.

Như vậy, dù Kiev có quyết làm khó Dự án Nord Stream-2 thì lợi ích của Nga luôn được bảo đảm. Ngược lại, Ukraine thiệt đơn thiệt kép. Như vậy, thực tế đề xuất của Gazprom là ngăn Kiev gây thiệt hại tới việc Nga cung ứng khí đốt cho Châu Âu.

Giám đốc Điều hành Tập đoàn Naftogaz cho biết, chính Tổng thống Putin yêu cầu Ukraine đàm phán trực tiếp với Nga về đề xuất này. Rõ ràng, Nga buộc Ukraine phải mua "khối lượng lớn khí đốt với giá cao hơn giá thị trường", theo Kyiv Post.

Có thể thấy rằng, đề xuất của Gazprom đưa nội dung mua bán khí đốt giữa Nga với Ukraine vào hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine chính là sự mở lối cho đề xuất của Kiev về vấn đề công suất bổ sung không đảm bảo.

Bởi lẽ đề xuất của Kiev hoàn toàn có thể được chấp nhận nếu trong hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine có nội dung mua bán khí đốt giữa hai nước. Thậm chí khi đó Gazprom còn bơm nhiều hơn khối lượng mà Kiev mong muốn.

Chỉ có điều nó không mang lại thêm một khoản ngân sách kha khá cho Ukraine như tính toán của Kiev khi cài cắm đề xuất này. Vì khoản thu phí trung chuyển khí đốt sẽ phải dành để trả tiền mua khí đốt của Nga.

Rõ ràng, với đề xuất của Gazprom về đưa nội dung mua bán khí đốt giữa Nga với Ukraine vào hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine đã là một sự đảm bảo chắc chắn cho Nord Stream-2 vận hành trơn tru.

Song không chỉ có vậy, đề xuất của Gazprom còn ảnh hưởng tới cả Ba Lan. Đó là kế hoạch Ba Lan mua khí hóa lỏng của Mỹ rồi bán lại cho Ukraine để kiếm lời bị tối thiểu hóa hiệu quả bởi đề xuất này. Vì thị trường Ukraine phải tiêu thụ khí đốt Nga.

Chính sách "xây đối tác" của Tổng thống Putin đảm bảo cho nước Nga có thể vượt rào cấm vận để phát triển và thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại

Như vậy, tính rộng ra thì đề xuất của Gazprom có ảnh hưởng tới việc cạnh tranh khí đốt giữa Mỹ và Nga tại thị trường Châu Âu. Sau khi Thỏa thuận Mỹ-Đức về Nord Stream-2 được ký kết thì đề xuất này hoàn toàn có tính khả thi.

Bởi trong Thỏa thuận Mỹ-Đức về Nord Stream-2 có điều khoản cấm Nga biến năng lượng thành vũ khí chính trị, mà trong đề xuất của Gazprom thì hoàn toàn không thấy bóng dáng của vấn đề chính trị.

Mà đã là vấn đề kinh tế tài chính-thương mại đơn thuần theo cơ chế thị trường thì rõ ràng Ukraine và cả Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với Nga bằng tất cả thế và lực của mình.

Thế mới thấy, hiệu quả chính sách đối ngoại "xây đối tác" của Tổng thống Putin hiệu quả lớn như thế nào trong việc bảo đảm và gia tăng lợi ich cho nước Nga, dù nước Nga bị bao vây bởi cả một hệ thống dày đặc các biện pháp cấm vận-trừng phạt.

Ngọc Việt