Chuyển đổi số trong đào tạo du lịch, cơ hội và thách thức

Ngày 29/2, Hội thảo quốc tế với chủ đề “chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch” đã đánh giá thực trạng và trao đổi, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch ển đổi số, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng và uy tín đào tạo nghề du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu

Theo TS. Võ Hoàng Liên Minh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch tỉnh ừa Thiên Huế, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng cao, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, tác động qua lại với rất nhiều ngành trong nhóm ngành kinh tế dịch vụ và có mối liên hệ chặt chẽ.

Theo xu hướng, du lịch thông minh là một giải pháp mà nhiều quốc gia, nhiều thành phố trên thế giới hướng đến bằng cách ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong du lịch nhằm tối ưu hóa lợi ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Vấn đề đặt ra là chuyển đổi số sẽ tác động như thế nào trong công tác đào tạo du lịch và đào tạo chuyển đổi số trong du lịch.

ThS. Phạm Bá Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Huế nhận định, nguồn nhân lực có vai trò quyết định không chỉ đối với sự phát triển du lịch mà còn góp phần quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nâng cao năng suất và chất lượng ở tất cả các cấp trong các tổ chức, điểm đến và quốc gia.

Do đó, chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo điều kiện để học viên tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới mẻ, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành du lịch toàn cầu.

Ông Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) cho biết, ngay từ trước và trong giai đoạn xảy ra dịch Covid-19, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu của công nghệ 4.0 đã được các cơ sở đào tạo du lịch triển khai áp dụng hiệu quả.

Hiện nay, các cơ ở đào tạo đang thực hiện các bước chuyển đổi số trong quản lý, quản trị nhà trường, trong dạy và học, tạo môi trường học tập đa dạng, dễ tiếp cận.

Chuyển đổi số trong đào tạo một số ngành nghề du lịch còn gặp nhiều thách thức.

Cơ hội và thách thức

Do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, Việt Nam chứng kiến sự thất thoát nhân lực ngành du lịch chưa từng có trong lịch sử.

Số liệu thống kê của Cục Du lịch cho thấy, năm 2020 có tới gần 60% số lao động ngành du lịch phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng hoặc tạm nghỉ việc.

Năm 2021, chỉ có 25% số lao động làm đủ thời gian, 30% phải nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, 35% tạm nghỉ việc, 10% làm việc cầm chừng. Thất thoát và thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch chính là “lỗ hổng” lớn nhất của du lịch Việt Nam sau hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch.

Theo Chủ tịch VITAE, chuyển đổi số là bước phát triển mang tính quyết định đúng đắn nhất trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội trên con đường phát triển theo xu hướng chung của toàn thế giới.

Với công việc đào tạo kỹ năng nghề du lịch, chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội lớn, cần nắm bắt và triển khai một cách khoa học, thực tiễn và đồng bộ.

Tuy nhiên đây là một hành trình dài, cần có sự chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên chuẩn xác làm nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài trong tương lai.

“Trong thực tế chúng ta chưa có trường đại học chuyên về du lịch. Các trường đại học có khoa đào tạo du lịch có nhiều cố gắng xây dựng chương trình và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, nhưng cũng cần nêu rõ: các cơ sở đào tạo du lịch ở các trường đại học còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thực hành, kể cả lực lượng giảng viên...”, GS Đào Mạnh Hùng nhận xét.

Cũng theo ông Hùng, một thách thức lớn trong việc áp dụng chuyển đổi số trong đào tạo du lịch là việc đào tạo kỹ năng nghề cho các chuyên ngành đặc thù đòi hỏi công việc đào tạo thực hành phải chiếm trên 60% thời lượng.

Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Huế đặt ra vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn cùng với sự cam kết từ phía các cơ sở đào tạo và Chính phủ. Bên cạnh đó phải có chương trình đào tạo giáo viên chuyên nghiệp và bài bản.

“Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch là một quá trình đầy thách thức đòi hỏi sự tham gia của nỗ lực của rất nhiều bên nhưng cũng rất nhiều hứa hẹn, mở ra cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch trong tương lai”, ông Phạm Bá Hùng nêu quan điểm.

Thảo Vi

Dân sinh