Cổ phiếu trụ quá yếu, thị trường ngập ngừng quanh đỉnh cũ

Diễn biến của VN-Index thể hiện sức cầu suy yếu dần.

Mặc dù độ rộng áp đảo ở phía tăng giá trong nhóm VN30, nhưng lại không có sức mạnh dứt khoát khiến đà tăng ở các chỉ số chậm lại đáng kể trong sáng nay. -Index chỉ duy trì biên độ dao động tối đa 3,3 điểm và chốt phiên sáng tăng nhẹ 0,55 điểm. Hầu hết các mã vốn hóa hàng đầu của chỉ số đều đang xanh, nhưng không tạo được lực kéo đáng kể.

Trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index, có 5 mã tăng là VCB tăng 0,24%, VIC tăng 0,34%, CTG tăng 0,37%, VNM tăng 0,3% và FPT tăng 0,21%; 2 mã giảm là BID giảm 0,23%, GAS giảm 0,13%. Có thể thấy biên độ cả chiều tăng lẫn giảm của nhóm trụ đều rất nhẹ.

Mở rộng hơn, độ rộng của VN-Index kết phiên sáng ghi nhận 224 mã tăng và 200 mã giảm, về cơ bản là cân bằng. Trong số giảm chỉ có 39 mã giảm hơn 1% với thanh khoản chiếm 3,5% tổng khớp sàn HoSE. Phía tăng cũng chỉ có 48 mã tăng hơn 1%, thanh khoản chiếm 18% sàn. Như vậy đại đa số cổ phiếu cũng như thanh khoản tập trung trong nhóm dao động rất hẹp.

Dĩ nhiên nét tích cực vẫn là chủ đạo trong phiên sáng nay với dù thanh khoản khá thấp. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn giảm hơn 12% so với sáng hôm qua, đạt gần 6.047 tỷ đồng. HoSE giảm 13% với 5.498 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản thấp nhất kể từ đầu tuần. Trong mức thanh khoản này, phân bổ tập trung 54,1% vào nhóm cổ phiếu tăng giá và 29% tập trung ở nhóm giảm giá.

Lực cầu suy yếu khiến diễn biến giao dịch sáng nay chậm dần về cuối. VN-Index đạt đỉnh lúc 9h40 tăng hơn 4 điểm, độ rộng ghi nhận 249 mã tăng/101 mã giảm. Ở đỉnh thứ 2 lúc 10h35 chỉ số tăng khoảng 3 điểm, độ rộng là 272 mã tăng/132 mã giảm. Chốt phiên sáng độ rộng là 224 mã tăng/200 mã giảm. Số lượng cổ phiếu giảm giá tăng lên và VN-Index cũng co hẹp dần biên độ tăng. Khả năng nâng đỡ của nhóm trụ vẫn là yếu tố quan trọng giữ nhịp tâm lý chung. Việc chỉ số tiến sát tới đỉnh cao cũ vẫn đang khiến nhà đầu tư do dự trong giao dịch. Mặt khác, gần kề thời điểm chốt năm tài chính, nhu cầu mua bán cũng đang giảm đi.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng quá yếu nên VN-Index không có sức bật rõ ràng.

Diễn biến tích cực hầu như chỉ tập trung vào các cổ phiếu tầm trung tới nhỏ. Rất hiếm cổ phiếu có thanh khoản lớn và tăng giá với biên độ trên 1%. Có thể kể tới HCM tăng 1,53% thanh khoản 181,1 tỷ; VND tăng 1,37% với 284 tỷ; HSG tăng 1,36% với 197,1 tỷ; TCH tăng 1,14% với 106,2 tỷ. Tuy nhiên nhóm thanh khoản kém hơn thì khá nhiều như HNG kịch trần, HQC tăng 2,69%, PET tăng 2,55%, LDG tăng 1,68%, tăng 1,49%, AAA tăng 1,4%...

Phía giảm không có cổ phiếu nào chịu sức ép quá lớn. Chỉ lác đác vài cổ phiếu giảm dáng chú ý là giảm 6,82% thanh khoản 12,6 tỷ; HDG giảm 1,74% với 32,6 tỷ; EVF giảm 1,25% với 23,9 tỷ; ITA giảm 1,18% với 19,6 tỷ; HAH giảm 1,17% với 67,3 tỷ.

Nhà đầu tư nước ngoài quay lại diễn biến giao dịch cân bằng với tổng giá trị bán ra trên HoSE là 342,4 tỷ và mua vào 308,9 tỷ tương ứng bán ròng 33,5 tỷ. Đây là mức bán ròng trong buổi sáng thấp nhất 9 tuần. Phía mua có VHM +259 tỷ và HCM +20,8 tỷ là đáng chú ý. Phía bán nhiều nhất là VNM cũng chỉ -15,2 tỷ.

Thị trường đang đi tới những ngày cuối cùng của năm tài chính 2023 và nhu cầu giao dịch sụt giảm là bình thường. Có sự trùng hợp về mặt thời điểm với đỉnh cao tháng 11 và đầu tháng 12/2023 hơn là sự lo ngại về mặt thị trường. Các cổ phiếu trụ chưa sẵn sàng tạo sức bật mang tính đột phá.

Kim Phong