Nga có quyền bắn hạ vệ tinh Starlink?

“Liên quan đến luật chiến tranh, một quốc gia cần nhắm vào các mục tiêu quân sự và kiềm chế nhắm vào các mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, các mục tiêu dân sự có thể bị nhắm tới nếu nó mang lại lợi ích quân sự”, tờ dẫn lời ông Jeremy Grunert cho biết.

Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX phóng vệ tinh Starlink vào quỹ đạo hồi tháng 7/2022. Ảnh: AFP

"Ví dụ ngay trước cuộc đổ bộ D-Day, những cây cầu dẫn vào Normandy và các tuyến đường sắt dẫn vào Normandy đều bị đánh bom vì lợi ích quân sự mà chúng mang lại cho phía Đức. Điều tương tự cũng xảy ra ở ngời không gian và chắc chắn cách mà các hệ thống dân sự như Starlink được sử dụng để nhắm mục tiêu cho áy bay không người lái sẽ khiến Starlink trở thành mục tiêu quân sự tiềm tàng theo luật chiến tranh”, ông Grunert giải thích.

Theo ông Grunert, việc sử dụng Starlink cho mục đích quân sự đã gây ra một số tranh cãi tại công ty SpaceX của tỷ phú Musk. Nga có cơ sở chính đáng để nói rằng cơ sở hạ tầng dân sự sẽ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công quân sự nếu nó được quân đội Ukraine sử dụng.

“Người ta cảm thấy bất ngờ khi những bình luận như vậy được đưa ra. Nhưng đặt trong bối cảnh luật chiến tranh, có thể không sai vì những lợi ích quân sự mà mục tiêu dân sự đó có thể mang lại. Điều đó không có nghĩa là các vệ tinh dân sự sẽ luôn bị nhắm mục tiêu. Nhưng nó có nghĩa là chúng có khả năng bị nhắm tới”.

Moscow từng cảnh báo sẽ bắn rơi các vệ tinh thương mại của phương Tây nếu chúng được sử dụng để hỗ trợ trong cuộc xung đột với Nga.

Ở giai đoạn đầu xung đột Nga - Ukraine, tập đoàn SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp dịch vụ kết nối qua vệ tinh Starlink. Tuy nhiên, SpaceX cũng khẳng định họ buộc Ukraine phải cam kết không sử dụng hệ thống Starlink để vận hành máy bay không người lái (UAV) trong khu vực.

Tỷ phú Musk mới đây thừa nhận đã từ chối đề nghị của Ukraine sử dụng Starlink để thực hiện một vụ tập kích UAV vào hạ tầng của Nga ở bán đảo Crimea, trong đó có Hạm đội Biển Đen. Ông cho biết, quyết định này nhằm tránh nguy cơ xung đột leo thang.

Hiện nay chỉ có một số nước hiện có khả năng bắn hạ vệ tinh ngoài quỹ đạo. Mỹ đã phá hủy thành công một trong những vệ tinh của nước này năm 1985. Trung Quốc từng tiến hành phóng tên lửa phá hủy vệ tinh thời tiết vào năm 2007. Nga cũng từng bắn hạ vệ tinh Cosmos 1408 đã dừng hoạt động vào năm 2021.

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch) Theo TASS, Telegraph