Ngoài bóng đá, cầu thủ Việt còn có kênh 'sinh tiền' nào khác?

Không chỉ là chân sút chủ lực của CLB HAGL, cầu thủ Văn Toàn còn nổi tiếng với tài kinh doanh khi anh lấn sân từ bóng đá sang lĩnh vực thời trang và cả đồ uống. Ảnh: Internet

Tháng 9/2020, Văn Toàn dấn thân vào lĩnh vực may mặc khi cho ra mắt thương hiệu thời trang VATO9. Ảnh: Internet

Sau khi thành công với thương hiệu thời trang riêng, với sự giúp đỡ của bầu Đức và ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Nutifood, Văn Toàn đã mở một quán cafe Ông Bầu tại Hải Phòng. Ảnh: NVT.

Tiền đạo Công Phượng cũng "khởi nghiệp" với việc mở quán cà phê mang tên CP10 tại thành phố Pleiku. Ảnh: Internet.

Sau đó, Công Phượng tiếp tục mở rộng ra Bắc với quán CP10 trên phố Triệu Quốc Đạt (Hà Nội), cách hồ Gươm khoảng 1 km. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, Công Phượng còn cùng người đồng đội thân thiết của mình ở HAGL JMG là Trần Hữu Đông Triều mở quán bánh tráng thịt heo và cà phê. Ảnh: Internet

Sáng 7/3/2021, tiền vệ Lương Xuân Trường đã đánh dấu một thăng tiến quan trọng trong sự nghiệp của mình khi chính thức khai trương Trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế IRC mà anh là người đồng sáng lập và chủ đầu tư. Ảnh: Dân Việt

Quyết định mở trung tâm phục hồi chấn thương thể thao tại Hà Nội của Xuân Trường có thể xem là một bước đi đặc biệt, khác hẳn với hàng trăm cầu thủ Việt Nam vốn có xu hướng kinh doanh cà phê, nhà hàng hay khách sạn...Ảnh: Người lao động

Với máu kinh doanh thừa hưởng từ gia đình, trung vệ Hùng Dũng hiện đang là chủ shop giày bóng đá có tiếng ở Hà Nội. Ảnh: Dân Việt.

Trong khi đó, Quang Hải lại chọn hướng đi khác khi mở một trung tâm bóng đá cộng đồng tại Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Internet

Trung tâm bóng đá cộng đồng QH19 Academy là sản phẩm hợp tác giữa Quang Hải và anh trai. Trung tâm nhận các học viên từ lứa U6 đến U13, luyện tập 3 buổi/tuần với học phí khá rẻ - khoảng 500.000 đồng/tháng. Ảnh: Internet

Video: Cận cảnh đội tuyển Việt Nam lên đường sang UAE giành vé vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Nguồn: Vietnamnet

Hoàng Minh