Quan ngại AI sẽ chiếm lĩnh toàn cầu: Liệu có nên phán đoán giả thiết phi khoa học?

Rõ ràng, quan điểm của mọi người về việc liệu AI- thứ được gọi là “ siêu trí tuệ” có tiếp quản thế giới hay không sẽ phụ thuộc vào AI có thể phát triển hành vi thông minh vượt qua con người hay không. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét khả năng này xảy ra như thế nào, và tại sao có nhiều mối quan tâm về tương lai của AI.

Từ trước đến nay, con người có xu hướng sợ những gì vượt quá tầm hiểu biết của mình. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi nỗi sợ này được áp dụng vào công nghệ mới - được bao quanh bởi một bí ẩn nhất định. Một số thành tựu công nghệ gần như không thực tế, rõ ràng là vượt qua sự mong đợi và lặp lại trong một số trường hợp là hiệu suất của con người.

Một hiện tượng nổi bật thu hút sự chú ý trong vài năm trở lại đây chính là sự chiếm ưu thế quá lớn của một dạng tiền tệ điện tử, mà ở đó các cuộc giao dịch không bị kiểm soát bởi bên thứ ba. Hay công nghệ nền tảng của nó (Blockchain) liệu có phải là nền tảng lưu trữ thông tin an toàn hay không?

Không có "linh hồn" trong máy móc

Vài kỹ thuật cơ bản của trí tuệ nhân tạo (AI) phổ biến nhất, được gọi chung là “machine learning” (tạm dịch: sự học tập của các cỗ máy). Theo đó, máy móc sẽ tự phân chia nhiệm vụ mà con người không cần phải thiết lập các lập trình có đầy đủ hướng dẫn rõ ràng. Điều này nghe có vẻ "ma quái" với tầm hiểu biết của con người nhưng có một số thống kê về điều này.

Máy là một chương trình, hay đúng hơn là một thuật toán, được thiết kế với khả năng khám phá các mối quan hệ trong dữ liệu được cung cấp. Ví dụ, chúng ta có thể hiển thị cho máy các hình ảnh các chữ cái viết tay (a-z), từng chữ cái một, và yêu cầu cho chúng ta biết chữ cái nào chúng ta hiển thị mỗi lần theo trình tự. Chúng ta được cung cấp các câu trả lời khả thi. Lúc đầu máy sẽ cho ra ngẫu nhiên một chữ cái và chúng ta sẽ đối chiếu với đáp án, để cho ra kết quả chính xác. Cũng như chúng ta phải lập trình để máy tự cấu hình lại để lần sau, nếu được xuất hiện với cùng một chữ cái, nhiều khả năng sẽ cho câu đáp án chính xác ở những câu tiếp theo. Kết quả là, theo thời gian máy sẽ tự cải thiện hiệu suất của chính nó và "học" để nhận ra bảng chữ cái.

Máy là một chương trình, hay đúng hơn là một thuật toán, được thiết kế với khả năng khám phá các mối quan hệ trong dữ liệu được cung cấp, và có giới hạn về các nhiệm vụ. Máy móc có thể chứa rất nhiều thông tin, nhưng bản thân chúng không thể tự thiết lập một lệnh mới. Ảnh: Internet.

Về bản chất, chúng ta đã lập trình máy để khai thác các mối quan hệ trong dữ liệu nhằm đạt được nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: tất cả các phiên bản của “a” trông giống nhau về cấu trúc, nhưng khác với “b” và thuật toán có thể khai thác điều này. Điều thú vị là sau thời gian đào tạo, máy có thể áp dụng kiến thức thu được vào các mẫu chữ cái mới, ví dụ được viết bởi một người mà máy chưa từng thấy chữ viết tay của họ trước đây.

Một minh chứng rõ hơn cho hiệu suất của AI là người máy GO - "người chơi cờ vây nhân tạo" - của Google Deepmind, đã vượt qua mọi người chơi khác về khả năng phô diễn trong trò chơi. Người máy GO được luyện tập theo một cách khác với con người - thực hiện hàng loạt trận đấu với chính nó mà con người không thể dành hết thời gian của cuộc đời chỉ để chơi. GO được hướng dẫn cụ thể làm sao giành được chiến thắng và chủ động quyết định xem nó muốn thắng hay không. Ngoài ra, “GO - người chơi" được cho là ghi nhớ hầu hết các quy tắc của luật chơi. Bằng cách chơi đi chơi lại nhiều lần, nó có thể khám phá ra trong mỗi tình huống đâu là hành động hay nhất – một bước phát tiến vượt trội mà chưa ai từng chơi trước đây.

"Người chơi" GO của Google Deepmind có thể tính toán hàng loạt các phương án dựa vào thông tin từ hàng loạt ván cờ được thực hiện chỉ bởi chính nó. Ảnh: Internet.

Trẻ mới biết đi và robot

Bây giờ điều đó có làm cho AI GO thông minh hơn con người không? Chắc chắn không. Ngay từ đầu, AI được phân công tập trung chuyên biệt với nhiệm vụ cụ thể và nó không thể linh hoạt như con người. Sự hiểu biết về thế giới của con người phải trải qua nhiều năm mà không có AI nào đạt được chỉ trong khoảng thời gian sớm.

Việc AI được ấn định là “trí tuệ thông thái” cuối cùng phải phụ thuộc vào khả năng tự học hỏi. Nhưng ngay cả khi nói về học tập, nó cũng không thể ngang cấp với con người. Trên thực tế, những đứa trẻ mới biết đi có thể học bằng hành động quan sát người lớn giải quyết vấn đề một lần. Mặt khác, AI cần tiêu thụ một lượng lớn dữ liệu tương ứng để thành công giải mã các cụ thể vấn đề và rất khó để tổng quát kiến thức gắn liền nhiệm vụ, khác với những kiến thức được đào tạo. Vì vậy, trong khi trí thông minh con người phát triển ngoạn mục trong vài năm đầu đời, các khái niệm chủ chốt ẩn sau các cỗ máy dường như không quá khác biệt so với những gì chúng ta ở một hoặc hai thập kỷ trước.

Tốc độ học tập và khái quát của một đứa trẻ tuyệt vời hơn hẳn những thứ được lập trình sẵn trong các cỗ máy. Con người có thể phát triển các kiến thức đã học, máy móc chỉ có thể thực hiện trên các tình huống tương tự. Ảnh: theconversation.com

Thành công của AI không phải chỉ dựa vào sự đột phá từ kỹ thuật mới và phần lớn đóng góp có được của lượng dữ liệu và sức mạnh tính toán khổng lồ có sẵn. Tuy nhiên, điều quan trọng là ngay cả một lượng dữ liệu vô hạn cũng sẽ không mang lại trí thông minh giống như con người. Trước tiên chúng ta cần đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các kỹ thuật “trí tuệ phổ biến” nhân tạo . Một số cách tiếp cận để thực hiện điều này liên quan đến việc xây dựng một mô hình máy tính của não người - điều mà chúng ta mong muốn hướng đến.

Cuối cùng, vì AI có thể học hỏi và cũng không dễ dàng tuân theo rằng việc mặc định AI có thể học hỏi tất cả các khía cạnh liên quan đến trí thông minh con người hoặc những trí tuệ siêu việt hơn. Rõ ràng, không có định nghĩa giới hạn về trí thông minh của con người, và chúng ta chắc chắn có rất ít suy nghĩ về cách mà trí thông minh xuất hiện có liên kết với bộ não của chúng ta. Nhưng ngay cả khi chúng ta có thể tìm ra một cách tạo ra AI và biến chúng trở nên thông minh hơn, điều đó không nhất thiết có nghĩa là sẽ thành công hơn.

Bộ não của con người từng được mô tả như một hệ thống máy hơi nước, một động cơ đốt trong, và khi mọi thứ tiên tiến hơn, nó được mô tả như một bộ máy tính với công suất lớn. Mô tả về bộ não phức tạp hơn qua từng thế kỷ ứng với từng phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhưng thực tế thì chưa có thứ gì có thể so sánh được với não bộ của con người. Ảnh: Internet.

Giả sử rằng chúng tôi muốn thiết kế một chiếc máy để đánh giá khả năng của các sinh viên tiềm năng trong ngành kỹ thuật. Có lẽ là một điều không tưởng. Theo truyền thống, đây là một ngành học thuộc về nam giới, có nghĩa là các mẫu quan sát có thể là từ các học sinh nam trước đó. Ví dụ: nếu chúng tôi không chắc chắn rằng dữ liệu đào tạo được cân bằng, máy có thể dẫn đến kết luận rằng sinh viên kỹ thuật là nam và áp dụng sai nó cho các quyết định trong tương lai.

Sự học tập của các cỗ máy và trí tuệ nhân tạo đều là những công cụ. Chúng có thể được sử dụng theo hình thức đúng hoặc sai. Đó là cách mà các công cụ này nên được quản lý bởi con người, không phải bởi các phương pháp. Tuy nhiên, chính lòng tham và sự kém thông minh của con người mới là nguồn gốc hình thành của sợ hãi tác động đến xã hội loài người hơn nhiều so với trí tuệ nhân tạo.