Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet. Ảnh: Website Nội các Campuchia

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ ạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-12/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet trên cương vị mới, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Campuchia - Việt Nam.

Việt Nam - có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời

Theo TTXVN, ngày 7/8/2023, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã ký Sắc lệnh Hoàng gia sắc phong Tiến sĩ Manet là Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ mới.

Sắc lệnh của Quốc vương Sihamoni được ban hành sau 2 ngày, kể từ thời điểm Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia chính thức công bố kết quả bầu cử ốc hội Campuchia khóa VII (ngày 5/8) với việc đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, giành được 120 trong tổng số 125 ghế tại Quốc hội Campuchia.

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ này được nhân dân hai nước dày công vun đắp và trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc.

Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Chặng đường hơn nửa thế kỷ qua là minh chứng sống động cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia.

Vào thời điểm lịch sử, ngày 23/6/1967, trong bức điện gửi Quốc Vương Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ, việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/6/1967 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.

Trong bức điện khác gửi Quốc trưởng Norodom Shihanouk (ngày 8/11/1968) nhân dịp chúc mừng Campuchia kỷ niệm 15 năm ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: "Ngày nay cũng như ngày mai, hai nước chúng ta mãi mãi là người bạn thân thiết".

Trong bức điện gửi Quốc trưởng Norodom Shihanouk (ngày 8/11/1968) nhân dịp chúc mừng Campuchia kỷ niệm 15 năm ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: "Ngày nay cũng như ngày mai, hai nước chúng ta mãi mãi là người bạn thân thiết". Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng khăng khít, bền chặt hơn. Tiếp nối thành tựu to lớn trong lịch sử, những năm gần đây, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định. Với phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", những năm qua, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, trên thế giới, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển lâu dài.

Ngày 6/9/2023, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Campuchia - Lào.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ giữa ba Đảng và nhân dân ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và cả ba Đảng, ba nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen. Ảnh: TTXVN

Ngày 18/10 vừa qua, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet.

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Hun Manet đảm nhiệm cương vị mới. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ mong muốn sẽ tăng cường gặp gỡ, trao đổi để thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ, toàn diện.

Hai nhà lãnh đạo cho rằng hai nước vẫn còn nhiều dư địa và tiềm năng để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông và xem xét mở thêm các cửa khẩu quốc tế. Thủ tướng Hun Manet nhất trí hai bên cần tăng cường giao lưu văn hóa, mở rộng hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân; cảm ơn Việt Nam đã cấp học bổng cho sinh viên Campuchia sang học tập tại Việt Nam. Coi hợp tác an ninh-quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác, phối hợp bảo đảm giữ vững ổn định, an toàn, an ninh biên giới, ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới. Hai bên cũng bày tỏ quyết tâm phấn đấu sớm hoàn thành 16% khối lượng phân giới, cắm mốc còn lại.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet. Ảnh: TTXVN

Tiếp đó, trong cuộc gặp ngày 20/10/2023, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tại thủ đô Riyadh (Vương quốc Saudi Arabia), Thủ tướng Hun Manet và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng khẳng định mong muốn tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký giữa hai nước; đẩy mạnh hợp tác, kết nối hai nền kinh tế, góp phần hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn liền với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai nước, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên, hiện thực hóa ý tưởng hợp tác du lịch "một hành trình, ba điểm đến" giữa Campuchia, Lào và Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhân chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại Saudi Arabia. Ảnh: TTXVN

Ngày 5/12 vừa qua, Lễ khai mạc trọng thể và Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra tại Thủ đô Vientiane, Lào. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị về "Tăng cường vai trò của nghị viện trong thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Campuchia - Lào - Việt Nam".

Lễ khai mạc trọng thể và Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) lần thứ nhất

Việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm triển khai chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng trong thúc đẩy hợp tác với Lào và Campuchia trên kênh hợp tác nghị viện và Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công đến năm 2030, nhằm đáp ứng yêu cầu cả về đối nội và đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới. Tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ, hợp tác toàn diện; thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lập pháp, giám sát và thực tiễn giữa ba Quốc hội Campuchia - Lào - Việt Nam với trọng tâm để thúc đẩy hợp tác về chính trị đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân dân vì sự phát triển bền vững của ba nước trong khu vực tam giác phát triển và kết nối ba nền kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam đã phối hợp với Campuchia tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Campuchia với nhiều hình thức phong phú để kỷ niệm các sự kiện quan trọng, tạo sự lan tỏa trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Campuchia.

Hai nước đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, kim ngạch thương mại hai chiều tiếp tục tăng và có bước tiến mới trong giải quyết vấn đề người gốc Việt. Đồng thời tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác của Chính phủ, Quốc hội, bộ, ngành và đoàn thể góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia.

Quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia. Ảnh: TTXVN

Nguồn: VGP, quochoi.vn, TTXVN

Minh Châu