Chuyện lạ ít biết trong làng truyền thông đa phương tiện thế giới

1. Khái niệm về phương tiện truyền thông “objective ”có từ khi nào?

Khái niệm phương tiện truyền thông “objective” có thể hiểu là phương tiện truyền thông theo mục tiêu. Sản phẩm thương mại chỉ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19 khi các tờ báo chuyển từ đảng phái sang phi đảng phái để thu hút lượng khán giả nhiều hơn từ cả hai bên lưỡng đảng, đặc biệt là cho các nhà quảng cáo.

Trào lưu truyền thông “objective” ở Mỹ đầu thế kỷ XX.

2. Cuộc đua Tour de France có nguồn gốc... từ tòa soạn báo?

Cách đây trên 100 năm, một nhà báo thể thao người Pháp đã đề xuất ý tưởng tổ chức một cuộc đua xe đạp kéo dài 6 ngày cho các biên tập viên một tờ báo địa phương nhằm tăng “tia- ra”, bởi các nhà báo không thể nghĩ được ý tưởng nào khác hay hơn. Kết quả, cuộc đua đó có tên là Tour de France, hiện là cuộc đua xe đạp danh giá nhất thế giới ra đời.

Tour de France còn gọi là Grande Boucle hay một cách đơn giản là Le Tour hoặc được dịch sang tiếng Việt là Vòng quanh nước Pháp. Từ năm 1903, ngoại trừ thời gian Thế chiến I và II bị gián đoạn, còn lại nó diễn ra hằng năm trong vòng 3 tuần của tháng 7 với đường đua xuyên nước Pháp và các nước lân cận. Tour de France nữ được tổ chức với chặng đường ngắn hơn nhiều bắt đầu được tổ chức từ năm 1984.

Không khí cuộc đua Tour de France.

3. Bí quyết để được phỏng vấn tổng thống của nữ nhà báo Mỹ

Để được phỏng vấn tổng thống là chuyện không hề dễ dàng đối với các nhà báo Mỹ kể cả các phóng viên nữ. Nhưng riêng nhà báo Anne Royall lại có cách làm “chẳng giống ai” khiến Tổng thống Adams không thể từ chối trả lời phỏng vấn được.

Chuyện kể rằng, sau khi bị tổng thống từ chối phỏng vấn nhiều, nữ nhà báo Anne đã tiến hành thăm dò và biết được thói quen tắm sông vào lúc 5 giờ chiều, hay Adams ’5 A.M. của tổng thống. Chờ dịp thuận lợi, Anne đến bờ sông, thu gom quần áo của tổng thống và ngồi chờ khi ông tắm xong và được phỏng vấn. Đây là cuộc phỏng vấn khá độc đáo mà chỉ có Anne mới làm được, còn trước đó, chưa có nữ nhà báo nào có thể phỏng vấn được tổng thống.

John Adams (1735 -1826) nhà lập quốc, người đã phục vụ như tổng thống thứ 2 của Hoa Kỳ từ năm 1797 tới 1801. Trước nhiệm kỳ tổng thống, ông là một nhà lãnh đạo thuộc Cách mạng Mỹ giành được sự độc lập từ Vương quốc Anh và phục vụ như Phó Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ của mình, ông trở thành tổng thống đầu tiên đến sống trong biệt thự điều hành mà bây giờ được gọi là Nhà Trắng.

Tổng thống John Adams.

4. Nellie Bly, nữ nhà báo tiên phong về loại hình báo chí điều tra

Nữ nhà báo người Mỹ Nellie Bly (1864 - 1922) được thế giới biết đến và nhớ ơn, vì nhờ bà mà xã hội nói chung và báo chí nói riêng đã có được một bước nhảy vọt chất lượng về thể loại báo chí điều tra. Bà là một phụ nữ can trường vì đã tự nhốt mình trong một trại tâm thần để có thể điều tra, tố cáo sự ngược đãi đối với phụ nữ.

Nhà báo Nellie Bly và trại thương điên Lunatic nơi bà từng thâm nhập viết bài.

Nellie Bly tên đầy đủ là Elizabeth Cochrane Seaman, biết đến nhiều hơn với bút danh Nellie Bly, bà là một nhà báo, nhà sáng chế và nhân viên từ thiện người Mỹ. Nổi tiếng với chuyến đi vòng quanh thế giới trong 72 ngày, bắt chước nhân vật hư cấu Phileas Fogg trong tác phẩm Vòng quanh thế giới trong 80 ngày của nhà văn Jules Verne để vạch trần bí mật diễn ra bên trong trại tâm thần.

Là phụ nữ, chuyên viết về các vấn đề nữ quyền, Nellie tập trung bóc trần những bất công với phụ nữ, điều tra những nơi làm việc, khu vực xâm hại nữ quyền. Do động đến vấn đề nóng nên bà phải chuyển làm nhiều nghề, kể cả thất nghiệp. Cuối cùng bà được nhận vào làm việc tại tờ New York World. Từ tờ báo này, Nellie đã quyết tâm thâm nhập trại thương điên Lunatic. Nellie giả vờ điên để được đưa vào đây trong 10 ngày. Ra trại, sản phẩm của bà là cuốn tiểu thuyết mang tên Ten Days in a Mad-House (10 ngày trong trại điên). Cuốn sách của Nellie Bly đã nổ ra nhiều tranh cãi, đồng thời gióng lên hồi chuông về vấn đề an toàn cho bệnh nhân trong bệnh viện. Chính phủ Mỹ đã vào cuộc điều tra, “...nhiều bệnh nhân trông bề ngoài dường như hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tình trạng bệnh thì thật khủng khiếp”, Nellie viết. Nhờ điều tra của bà chính quyền TP New York phải thành lập quỹ 1.000.000 đô la để chăm sóc những người mất trí và chất lượng trong trại thương điên Lunatic đã được cải thiện rõ rệt.

Danh tiếng của Nellie lan ra toàn cầu. Bà trở thành hình mẫu cho nữ quyền, một nhà hoạt động tích cực vì quyền của phụ nữ. Với báo chí, Nellie được cho là một trong những người đi tiên phong về thể loại báo chí điều tra. Mùa xuân năm 2020, tượng đài của bà đã được dựng tại đảo Roosevelt, nơi có nhà thương điên và nay là địa danh du lịch hấp dẫn của khu vực.

Khắc Nam

((Theo CFC/ICC/CCA))