Vệ tinh châu Âu bị gây nhiễu khi bay qua Nga?

Thông tin từ EAS cho biết, sự việc xảy ra hôm 25/7 với vệ tinh khí tượng Châu Âu Sentinel-1, vào thời điểm đó đang ở phía Nam nước Nga, Đông Nam Ukraine. Sự việc tương tự cũng xảy ra với vệ tinh thứ 2 là Sentinel-2.

Không đưa ra được bằng chứng nhưng EAS cho rằng nhiều khả năng tác chiến điện tử Nga chính là thủ phạm của 2 vụ gây nhiễu mạnh này.

Vệ tinh Sentinel-2.

Cả hai vệ tinh đều được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) phóng như một phần của Chương trình Giám sát Trái đất, được đặt theo tên của nhà thiên văn học vĩ đại Copernicus và không nhằm mục đích quân sự.

Mục tiêu của chương trình này bao gồm: giám sát các chuyển động trên mặt đất, lập bản đồ rừng, lập bản đồ sử dụng đất nông nghiệp, lập bản đồ các chỏm băng ở vùng cực, phát hiện và giám sát sự cố tràn dầu, quan sát thiên tai, nghiên cứu khoa học và quan sát chuyển động của tàu biển.

Điều duy nhất khiến Nga bận tâm với những vệ tinh này chính là việc thông tin và hình ảnh chúng thu được đang rất được quân đội của khối NATO quan tâm. Đây là sự di chuyển của tàu chiến và chụp ảnh từ vệ tinh về chuyển động của quân đội nước ngoài, bao gồm cả quân Nga, vị trí của họ trong khu vực xảy ra xung đột, v.v...

Chính vì vậy, vệ tinh khí tượng này được giới quân sự Nga đánh giá có mục đích kép - trong đó có hoạt động gián điệp. Lưu ý rằng cả hai vệ tinh khí tượng của châu Âu đều gặp sự cố khi chúng ở khu vực Nam Nga - Rostov, Kuban, Crimea, cũng như trên Donbass.

Với những nhiệm vụ của Sentinel-1 và Sentinel-2 cộng với việc chúng bị gây nhiễu khi bay qua Nga, ESA cho rằng đây không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Câu hỏi được đặt ra là hệ thống gây nhiễu nào của Nga đủ sức tác động đến 2 vệ tinh nói trên?

Lúc này mọi nghi ngờ dồn vào hệ thống tác chiến điện tử (EW) tầm siêu xa Tirada-2C. Bởi giới quân sự Nga từng nhiều lần khẳng định, không phải hệ thống đánh chặn tầm cao Nudol hay S-500 mà chính Tirada-2C có thể giúp Nga làm tê liệt đối phương mà không cần dùng đến tên lửa.

Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, Dự án Tirada-2C của Bộ Quốc phòng nước này được thực hiện với sự hợp tác phát triển của Tập đoàn KRET. Về thực cơ bản, đây là chương trình phát triển hệ thống tác chiến điện tử với công suất mạnh nhất từ trước đến nay được biết đến tại Nga.

Để phát huy hiệu quả cùng với chương trình này, Quân đội Nga còn lắp đặt những thiết bị gây nhiễu Pole-21 vào các cột thu phát tín hiệu viễn thông trên toàn quốc. Trong trường hợp xung đột xảy ra, những thiết bị này sẽ được kích hoạt nhằm khiến tên lửa dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh (GPS) của đối phương không thể xác định được mục tiêu.

Vào thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm các thiết bị Pole-21 đã được hoàn tất và chúng được chấp nhận bàn giao cho quân đội. Nga có thể kích hoạt Pole-21 tại bất cứ khu vực cụ thể nào nếu muốn, nơi cần cắt tín hiệu định vị vệ tinh.

Hệ thống chế áp vô tuyến điện không thể gây nhiễu này có lựa chọn một hệ thống vệ tinh định vị nào đó mà sẽ gây nhiễu trên toàn dải tần định vị. Với Dự án Tirada-2C khi kết hợp với Pole-21, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng và đủ sức gây nhiễu vệ tinh khi cần.

Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.

Vì thế, gây nhiễu vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như tác chiến điện tử quy mô lớn hơn, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Nếu không còn tiếp cận được thông tin dẫn đường, định vị, vũ khí phải chuyển sang dùng hệ dẫn quán tính kém chính xác hơn nhiều.

Hòa Bình