Hoa cúc đại đóa rộ lên Tết năm nay và bộ 3 hoa cúc cực đẹp ngày xưa, mang lại may mắn khi trồng trong nhà

Năm nay người à Nội có hoa cúc Đại đóa cổ chơi Tết

Ngày trước, ngoài đào quất và lọ hoa tươi violet, thược dược, lay-ơn, đồng tiền đơn đỏ là những thứ hoa cảnh xuân đặc trưng của mùa xuân Hà Nội trong mỗi ngôi nhà. Tùy từng nhà lại trưng thêm các loại hoa cảnh khác như nhất chi mai, trà hoa, hải đường, địa lan... Nhưng phổ biến nhất là có đôi chậu cúc Đại đóa vàng tươi, hay nâu gấm trưng trước hiên nhà - bà Vũ Thị Tuyết Nhung (Admin Hà thành Hương xưa vị cũ) chia sẻ.

Xưa mỗi độ xuân về, trên khắp các nẻo đường những chậu hoa cúc Đại đóa rực rỡ được bày bán. Nhưng rồi giống Cúc Đại đóa cổ truyền của Hà Nội cứ mai một dần, nhất là từ khi giống cúc vàng Đài Loan nhập nội và nhân rộng khắp các làng hoa - trở thành giống cúc phổ biến nhất trên thị trường, nhất là vào các kỳ sóc vọng, lễ tết.

Cúc Đài Loan có ưu điểm là dễ chăm sóc và nhân giống, sinh trưởng tốt, tương đối thích hợp thời tiết Việt Nam, có màu vàng rực rỡ, lâu tàn, cánh thẳng băng chứ không e ấp cánh khép, cánh mở, cánh buông như cúc Đại đóa.

Còn cúc Đại đóa giống cổ mang màu vàng dịu nhẹ chứ không quá sặc sỡ, giá trị thương mại không được cao như cúc Đài Loan.

Tuy nhiên, hoa lá và cách thức bài trí không gian nội thất, hay thời trang dường như có sự quay vòng trở lại như thể theo một quy luật bất thành văn.

Có lẽ nắm bắt được thị hiếu của người Hà Nội, dăm năm trước, các nghệ nhân trồng hoa đã cố công phục hồi giống cúc Đại đóa để những người nặng lòng hoài cổ được thỏa ý nguyện.

Nhưng đó là do công sức của các nghệ nhân trồng hoa và người làm vườn từ các làng hoa Nam Định, chứ không phải là do các nghệ nhân và người làm vườn Hà Nội. "Lâu lắm dịp ết nhà tôi mới có lại bình cúc Đại đóa - một nét đẹp xuân Hà Nội. Trân trọng cảm ơn người và đất thành Nam thật nhiều" - bà Vũ Thị Tuyết Nhung tâm sự.

Bình cúc Đại đóa Tết Giáp thìn đã trở lại với người Hà Nội. Ảnh internet.

Từ cúc Đại đóa nhớ bộ ba hoa cúc đẹp diễm lệ ngày xưa

Hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong 4 loài cây được xếp vào hàng Tứ quý của Việt Nam. Cùng với cúc Đại đóa, người Hà Nội hoài nhớ vẻ đẹp của nó – đó là bộ ba cúc hoa cổ từng xuất hiện trong lễ tết Hà Nội hồi thế kỷ XX. Trên bancuanhanong nói bộ ba hoa cúc diễm lệ chốn nhân gian xưa chính là cúc Khổng tước (Hoàng long chảo), cúc Hồng tú kiều, cúc Bạch lệ mi (Bạch lệ châu ái).

1. Hoa cúc Khổng tước

Hoa cúc Khổng tước (còn được gọi là cúc Long tu, cúc râu rồng...), tên gọi khoa học là Plerandra elegantissima, thuộc họ thực vật Araliaceae. Cúc Khổng tước xuất xứ từ New Caledonia, đã được trồng và phát triển nhiều tại Việt Nam, cây cao khoảng 1m. Hoa có nhiều màu sắc như tím, hồng, vàng, xanh và nở rộ vào dịp Tết, rất bền màu và lâu tàn. Cánh hoa xếp tròn như các loài cúc khác tuy nhiên có nhiều cánh hoa dài hơn so với số cánh hoa còn lại và cụp cong vào rất độc đáo.

Hoa cúc Khổng tước. Ảnh internet.

2. Hoa cúc Hồng tú kiều

Hồng tú kiều cũng là một loại cúc cổ sống lâu năm, sai hoa, bền đẹp và cũng nằm trong bộ ba loại cúc hoa cổ quý hiếm và đẹp nhất, luôn được giới yêu cây săn đón - đó là bởi Hồng tú kiều rất sai hoa, hoa thường mọc thành chùm trên các đầu ngọn - do đó thường được trồng thành các chậu lớn cho buông rủ các dáng bonsai rất bắt mắt.

Cúc cổ Hồng tú kiều đẹp từ cánh hoa đến sắc hoa. Bông lớn hơn cúc Khổng tước, có màu hồng với nhiều lớp cánh, hoa nở càng lâu thì màu hồng sẽ nhạt bớt nhưng rất bền - tính từ lúc bông nở căng đến lúc hoa tàn khoảng 1 tháng. Vì vậy Hồng tú kiều luôn khiến người yêu hoa mê mẩn trước vẻ đẹp của nó.

Hoa cúc Hồng tú kiều. Ảnh internet.

3. Hoa cúc Bạch lệ mi

Cúc Bạch lệ mi còn gọi là Bạch lệ châu ái - cũng là một trong 3 loại cúc cổ đẹp của Việt Nam.

Cúc Bạch lệ mi cổ mang vẻ đẹp dịu dàng e ấp của người con gái. Hoa màu trắng, bông to, cánh tròn dày và có tua dài đột ngột rủ xuống rồi lại cong vút lên, vô cùng diễm lệ, quý hiếm đẹp vô cùng.

Nếu cúc Khổng tước có hoa màu vàng rực rỡ xen lẫn màu đồng (khi gặp thời tiết quá lạnh), cúc Hồng tú kiều có màu hồng pha tím nhẹ - thì cúc Bạch lệ mi lại có màu trắng ngà, đươc ví như giọt nước mắt của người con gái diễm lệ, dịu dàng.

Hoa cúc Bạch lệ mi. Ảnh internet.

Cúc Bạch lệ mi cũng sống lâu năm, rất sai hoa. Khi mới bắt đầu nở hoa có màu trắng xanh, khi nở bung hết sẽ chuyển sang màu trắng ngà, cánh hoa dài và mềm mại nên khi nở bung sẽ rủ xuống. Hoa cúc Bạch lệ mi có nhiều lớp cánh dài dần từ trong ra ngoài, cánh ngắn trong cùng gần nhụy hoa có màu vàng tạo thành điểm nhấn cho bông hoa thêm diễm lệ, quyến rũ.

Theo bà Vũ Thị Tuyết Nhưng, những năm 90 của thế kỷ XX vẫn còn thấy 3 loài cúc đẹp diễm lệ chốn nhân gian này vào dịp lễ tết, nhưng lâu lắm rồi không thấy nữa khiến những người Hà Nội hoài cổ nhớ sao là nhớ!

Ngọc Hà - Vũ Thị Tuyết Nhung