Mỹ điều tra sự cố khiến F-35 rơi bất kỳ lúc nào

Quyết định thành lạp nhóm điều tra được thực hiện theo đề nghị của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện của Lầu Năm Góc nhằm khắc phục triệt để tình trạng thiếu oxy, sự cố có thể khiến may bay rơi bất kỳ lúc nào.

"Việc chúng tôi tiến hành cuộc điều tra sau khi nhận được phản ánh từ nhiều phi công về sự cố này. Nhiều người bị choáng, có những trường hợp bị ngất tạm thời... tất cả những điều này đang gây nguy hiểm trực tiếp cho phi công và máy bay", đại diện nhóm điều tra nói.

Phi công F-35 Mỹ.

Theo chuyên gia quân sự Mỹ, ông Michael Rubin, sự cố thiếu oxy được xác định là nguyên nhân khiến chiếc F-35 của Nhật Bản lao xuống biển hồi giữa năm 2019.

"Chúng tôi tin rằng viên phi công đã bị mất phương hướng về không gian và không ý thức về việc này. Bất kỳ phi công nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh trên tùy theo trình độ và kinh nghiệm của từng người.

Theo kết quả điều tra, không có dấu hiệu nào cho thấy viên phi công 41 tuổi nói trên đã tìm cách thoát ra khỏi máy bay và có thể đã mất phương hướng do thiếu oxy ngay trước khi xảy ra vụ việc", chuyên gia Mỹ viết.

Đây cũng là nguyên nhân từng khiến toàn bộ tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ tại căn cứ Luke ở bang Arizona mới phải dừng bay. Phát ngôn viên của căn cứ, Đại úy Mark Graff xác nhận và và cho biết rằng, kể từ đầu tháng 5, đã có ít nhất 5 phi công gặp phải tình trạng giảm oxy trong máu.

Vị phát ngôn viên này tuyên bố họ sẽ tăng cường giúp phi công nhận thức về các triệu chứng thiếu oxy trong quá trình lái máy bay. Các phi công cũng sẽ được thông báo về tất cả sự cố đã xảy ra.

Các phi công báo cáo họ có triệu chứng giảm oxy trong máu, hay còn gọi là hiện tượng mất oxy trong khi bay. Những người này phải sử dụng hệ thống cung cấp oxy dự phòng trên máy bay để hạ cánh.

Quyết định dừng bay chỉ áp dụng đối với toàn bộ F-35 chỉ áp dụng tại căn cứ Luke để điều tra, những căn cứ khác F-35 vẫn hoạt động bình thường, Đại úy Mark Graff cho biết.

Theo Azcentral, dù sự cố này mới chỉ xuất hiện tại Luke nhưng nó cho thấy vấn đề nghiêm trọng của Không quân Mỹ hiện nay bởi sự cố tương tự trên F-22 đến nay Mỹ vẫn chưa có cách khắc phục triệt để.

Vấn đề thiếu oxy trên tiêm kích tàng hình F-22 lại nóng trở lại khi hồi cuối tháng 10/2018 vừa qua, hai nghị sĩ Mỹ thông báo, những số liệu mới của Không quân cho thấy, các phi công F-22 đã bị những triệu chứng liên quan đến tình trạng thiếu oxy với tần suất cao gấp 10 lần mức độ gặp phải ở các chiến đấu cơ khác của Mỹ.

Mark Warner, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Adam Kinzinger đã dẫn số liệu của Không quân Mỹ nói rằng, đã xảy ra trên 26 sự cố thiếu oxy/100.000 giờ bay của F-22, một tỉ lệ cao ít nhất gấp 10 lần so với bất cứ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ.

Đặc biệt, cả F-35 và F-22 còn bị cho rằng có tỉ lệ thiếu oxy cao hơn khoảng 6 lần so với PAK FA của Nga. Để các chiến đấu cơ có thể vẫn tác chiến hoặc bay huấn luyện, Không quân Mỹ đã tìm được giải pháp tình thế là trang bị cho tiêm kích này hệ thống cấp cứu.

Theo đó, tất cả các máy bay F-35 và F-22 sẽ được trang bị hệ thống 911, cho phép phi công thông báo những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng thiếu dưỡng khí. Hệ thống gồm thiết bị đo xung oxy được cố định trên ngón trỏ của phi công và đo lượng oxy trong máu.

Tất cả các phi công được thông báo trong trường hợp cảm thấy khó chịu cần phải kích hoạt hệ thống khẩn cấp. Sau khi kích hoạt, "hệ thống 911" trên mặt đất sẽ giúp các phi công hạ cánh máy bay một cách an toàn. Hệ thống khẩn cấp được lắp trên F-22 đưa ra khoảng 20 tình huống giả định liên quan đến hiện tượng thiếu dưỡng khí của các phi công, một vài trường hợp đã dẫn đến hiện tượng mất ý thức.

Thượng nghị sĩ Mark Warner thừa nhận, thiếu oxy chính là một trong những nguyên nhân khiến cả F-35 và F-22 không thể hoạt động đúng với sức mạnh vốn có. Việc trang bị "hệ thống 911" chỉ được coi là giải pháp tình thế. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, nhóm điều tra sẽ xác định chính xác nguyên nhân của sự cố này và khắc phục triệt để.

Thảo Nguyên